6 cách trong tiếng nga

toaiben

Thành viên thường
chào các anh chị... e đang theo học tiếng nga đến bây giờ e đang bị mắc ở 6 cách trong tiếng nga... anh chị nào có thể giải thích rõ hơn hộ e về các từ...... кого?чего? ở cách 2... кому? чему? ở cách 3.. кого? что? ở cách 4 .. кем? чем? cách 5.. о ком? о чём? cách 6
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
chào các anh chị... e đang theo học tiếng nga đến bây giờ e đang bị mắc ở 6 cách trong tiếng nga... anh chị nào có thể giải thích rõ hơn hộ e về các từ...... кого?чего? ở cách 2... кому? чему? ở cách 3.. кого? что? ở cách 4 .. кем? чем? cách 5.. о ком? о чём? cách 6 View attachment 2560

Những ai chưa từng học một thứ tiếng châu Âu nào khi học tiếng Nga chắc chắn sẽ vấp phải vấn đề bạn đang gặp – khó hiểu tại sao các từ cứ thay đổi tùm lum như thế. Người Anh, Pháp, Đức v.v…thì họ không thắc mắc tại sao các từ lại biến đổi vì trong ngôn ngữ của họ cũng có hiện tượng tương tự, vấn đề của họ chỉ là sao trong tiếng Nga lại đổi cả những từ bất động vật và lắm cách đến thế, còn đối với người Việt chúng ta thì quả là hơi sốc. Tại sao các từ lại biến đổi và sao lại phải có lắm cách thế? Câu trả lời là: đó là quy định. Nếu bạn muốn hiểu người Nga và người Nga hiểu bạn thì bạn buộc phải nhớ và tuân theo. Điều này cũng giống như một người cả đời sống ở một thị trấn nhỏ không có đèn tín hiệu giao thông (có thể băng qua đường bất kỳ lúc nào và bất kỳ chỗ nào), nay ra Hà Nội thì buộc phải biết những điều sơ đẳng như: những chỗ có các vạch trắng song song (như trên mình con ngựa vằn) là để cho người đi bộ qua đường, đèn xanh mới được đi, đèn đỏ thì phải dừng v.v…

Nhưng nói thế không có nghĩa là tiếng Việt đơn giản. Tiếng Việt cũng có những quy tắc rắc rối mà người nước ngoài buộc phải thuộc. Chẳng hạn như trật tự từ trong câu bắt buộc phải chuẩn, lệch đi là hỏng. Ví dụ như “Tôi ăn cá” khác “Cá ăn tôi”. Trong tiếng Nga bạn có thể đảo trật tự 3 từ “tôi”, “ăn” và “cá” thoải mái mà không sợ bị hiểu lầm bởi vì động từ “ăn” sẽ khác nhau khi áp dụng cho “tôi” và cho “cá”, kẻ ăn luôn ở cách 1 (кто) và kẻ bị ăn luôn ở cách 4 (кого). Hoặc các đại từ xưng hô trong tiếng Việt thì…thôi rồi, người nước ngoài chắc chắn là phải rơi lệ không ít lần khi học chúng.

Trở lại câu hỏi của bạn. Biết giải thích thế nào nhỉ? Cách 1 sử dụng để liệt kê (gọi tên) mọi thứ, những từ ở cách 1 là dạng chuẩn (chưa biến đổi), tất cả các từ tiếng Nga trong từ điển đều để ở cách 1. Các cách 2-6 đi với các giới từ được liệt kê trong cột “предлоги” bên phải (cái bảng của bạn nhầm một chỗ: giới từ через chỉ dùng cho cách 4, không dùng cho cách 2). Ví dụ: trong câu “Tôi đến từ Hà Nội” thì giới từ “từ” trong tiếng Nga là “из”, và bạn buộc phải đổi từ Hà Nội (Ханой) sang cách 2 thành “Ханоя”, tức là “Я приехал из Ханоя”. Hoặc câu “Tôi ăn cá” = “Я ем рыбу”, còn “Cá ăn tôi” lại là “Рыба ест меня” hay “Tôi nhìn thấy con chó” = “Я вижу собаку”, còn “Con chó nhìn thấy tôi” thì lại là “Cобака видит меня”. Tương tự như thế “Tôi sẽ đi với bạn” = “Я пойду с тобой” và “Bạn sẽ đi với tôi” = “Ты пойдёшь со мной” v.v…Bạn buộc phải nhớ sau giới từ nào thì dùng cách mấy để biến đổi các từ cho thích hợp, chẳng có cách nào khác đâu.
 
Top