09-05 Где же вы теперь, друзья-однополчане - Giờ này anh ở đâu?

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Các bạn thân mến, những bài hát về chiến tranh với tôi không có khi nào lại coi là đã cũ. Một bài hát đã viết trên 60 năm rồi, lần đầu tiên ngồi dịch mà vẫn thấy nước mắt mình cũng rơm rớm, cảm thông cho số phận của những người lính trong chiến tranh. Khi chiến tranh tràn đến phá tan hết làng bản xóm thôn, biết bao người thân ngã xuống, nhà cửa ruộng đồng tan nát. Sau chiến tranh người lính trở về, tất cả người thân yêu không còn nữa, biết đi về đâu giờ này. Trong mạng cũng có nhiều người dịch là : “Giờ này anh ở đâu”. Nhưng theo tôi nếu đọc hết nội dung của đoạn đầu, là một người lính nghĩ đến cảnh hy sinh mất mát trong chiến tranh, khi gia đình không còn ai, thì biết đi về đâu? Nên tôi theo tôi phải dịch là “Giờ này anh về đâu” mới đúng. Trong chương trình ca nhạc vừa qua ca sĩ Trọng Tấn trình bày một lời bằng tiếng Việt cũng rất hay, nhưng dịch giả lấy phần đầu của lời 1 ghép với phần đuôi của lời 2. Nhưng theo đúng từ quân sự thì dịch là người bạn cùng trung đoàn, chứ không phải cùng binh đoàn hay bạn chiến đấu như mọi người đã dịch. Còn câu đầu tiên của bài hát nhấn mạnh từ “Tháng Năm” nghĩa là đánh dấu ngày 9 tháng 5 năm 1945- ngày chiến thắng Phát xít, nếu Trọng Tấn hát “đêm hè về” thì nó mênh mông quá. Xin giới thiệu các bạn bài hát do nhiều ca sĩ biểu diễn.

Một số từ tiếng Nga thông dụng trong quân đội xin giới thiệu với các bạn:
Tiểu đội – отделение; Trung đội – взвод; Đại đội - рота
Tiểu đoàn – батальон; Trung đoàn – полк; Sư đoàn - дивизия
Quân đoàn – корпус; Người cùng trung đoàn - однополчанин
Bạn chiến đấu соратник.
Nhưng chú ý nhất là đoạn cuối với câu: "Gia đình người anh hùng Liên Xô đang sống nơi đây", thì đổi thành : "Gia đình người anh hùng của nước Nga đang sống nơi đây". Theo tôi như vậy nó hơi cục bộ quá, vì khi đó chống phát xít là Liên Xô chứ không riêng gì nước Nga, hơn nữa sau khi giải phóng những người chiến sĩ có nhiều chiến công nhận danh hiệu anh hùng Liên Xô, chứ không phải anh hùng của nước Nga. Mong các bạn lưu ý cho điểm này.



ГДЕ ЖЕ ВЫ ТЕПЕРЬ, ДРУЗЬЯ- ОДНОПОЛЧАНЕ - GIỜ NÀY ANH VỀ ĐÂU, HỠI NGƯỜI BẠN CÙNG TRUNG ĐOÀN
Музыка: Василий Соловьёв-Седой - Слова: Алексей Фатьянов

Майскими короткими ночами,
Отгремев, закончились бои.
Где же вы теперь, друзья-однополчане,
Боевые спутники мои?
Я хожу в хороший час заката
У сосновых новеньких ворот;
Может, к нам сюда знакомого солдата
Ветерок попутный занесёт.

Những đêm thángNămthậtngắnngủi,
Khắpmặttrận đã kếtthúc, lặngyên.
Giờnàyanhvề đâu, hỡingườichiếnsĩ cùngtrung đoàn,
Nhữngngườibạncùngchiến đấubêntôibaongàyqua?
Tôitrởvềvàogiờtốt đẹpcủahoànghôn

Ởbêncổngbằnggỗthôngcònmới;
Có thểvềvớichúngtôi, hỡingườilínhthânquen

Cơn gió đồng nhà sẽ đưa anh đến


Мы бы с ним припомнили, как жили,
Как теряли трудным вёрстам счёт.
За победу мы б по полной осушили,
За друзей добавили б ещё.
Если ты случайно неженатый,
Ты, дружок, нисколько не тужи,
Здесь у нас в районе, песнями богатом,
Девушки уж больно хороши.


Chúng ta sẽ cùng nhớ lại lúc sống chung
Đã vượtquanhữngdặmtrường đầygiankhổ
Chúngta đã vắtkiệtsứcmìnhchochiếnthắng
Vì đồng độitalạicònsẻchia.
Nếunhư anhcònchưacó gia đình,
Bạnthân ơi, chớcó đaubuồnnhé,
Ởquê tôichốnnàyrộnrã nhữngbàica,
Cùngvớibaocô gáirất đẹpxinh.
Мы тебе колхозом дом построим,
Чтобы было видно по всему:
Здесь живёт семья советского героя,
Грудью защитившего страну.
Майскими, короткими ночами,
Отгремев, закончились бои.
Где же вы теперь, друзья-однополчане,
Боевые спутники мои?

Chúngtôisẽdựngchoanhmộtmáinhà nôngtrang,
Đểkhắpnơimọingười đềubiết:
Gia đìnhngườianhhùngXô Viếtsốngnơi đây,
Đã từnglấythânmìnhbảovệ đấtnướcthânyêu.
Những đêmthángNămthậtngắnngủi,
Khắpmặttrận đã kếtthúc, lặngyên.
Giờnàyanhvề đâu, hỡingườichiếnsĩ cùngtrung đoàn,
Nhữngngườibạncùngchiến đấubêntôibaongàyqua?
1947
TP. HồChí Minh 02.11.2011
MinhNguyệtdịch.

Виктор Вуячич - Где же вы теперь, друзья-однополчане?
ТенорА XXI века, Где же вы теперь друзья однополчане.
“Клавдия Шульженко”
GIỜ NÀY ANH VỀ ĐÂU
Ca sĩ Trọng Tấn trình bày.

Đê
mhè về ánhtrăngvàngchiếukhắpthônlàng.
Chiếntrườngkhôngcòntiếngsúngxưahờnoán.
Giờnàyanhvề đâu, hỡingườibạncũ cùngbinh đoàn,
Đã sánhbướccùngnhautrêncon đườngxa?

Nếugiờnàybạnhiềncònthiếumộtgia đình,
Xinbạn đừngngạingùngvềchốnquê tôi.
Miền đồngquê phì nhiêu, nôngtrườnglờiháthoà êm đềm
Có nhiềucô đẹpnhư tiếngcabanchiều.


 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
«ГДЕ ЖЕ ВЫ ТЕПЕРЬ, ДРУЗЬЯ-ОДНОПОЛЧАНЕ»



Сохранились воспоминания композитора Соловьева-Седого о том, как создавалась эта песня. Однажды во время поездки на большую сибирскую стройку он встретился с бывшими воинами-фронтовиками, долго беседовал с ними, недавними солдатами, которых раскидало, разметало по всей стране. «Возвращаясь в Ленинград, – рассказывал Василий Павлович, – я все думал о них. Мне вдруг в голову пришла фраза: «Где же вы теперь, друзья-однополчане?» Я стал варьировать эту фразу, искать для нее мелодическое и ритмическое решение. Потом наиграл мелодию своему другу – поэту Алексею Фатьянову. Тот долго, внимательно вслушивался и через несколько дней показал мне стихи. Это было не совсем то, что я задумал. Перебрав несколько других вариантов, я тем не менее сочинил песню. Первый исполнитель Ефрем Флакс ее, однако, раскритиковал: написанная в минорной тональности, песня получилась какой-то тоскливой, однообразной. Вроде как и не рад солдат возвращению к мирному труду. Флакс посоветовал переделать вторую половину куплета с отклонением в параллельный мажор. Попробовал – вышло. Вот так у песни этой, получившей большое распространение в послевоенные годы, оказалось три автора. Кроме меня – еще Фатьянов и Флакс».

Источник: http://vm.ru/news/2005/02/24/istoriya-pesni-8084.html
 

Attachments

  • Где же вы теперь, друзья-однополчане.mp3
    5.3 MB · Đọc: 465

Daobac42

Thành viên thường
Rất tiếc, tôi không đồng ý với phương án trên của bạn. Tôi sẽ phân tích sau. Lần này là tôi thử kết nối với bạn thôi!
Chào thân ái!
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Tôi hoàn toàn đồng ý với @vinhtq về điểm này:
Nhưng chú ý nhất là đoạn cuối với câu: "Gia đình người anh hùng Liên Xô đang sống nơi đây", thì đổi thành : "Gia đình người anh hùng của nước Nga đang sống nơi đây". Theo tôi như vậy nó hơi cục bộ quá, vì khi đó chống phát xít là Liên Xô chứ không riêng gì nước Nga, hơn nữa sau khi giải phóng những người chiến sĩ có nhiều chiến công nhận danh hiệu anh hùng Liên Xô, chứ không phải anh hùng của nước Nga. Mong các bạn lưu ý cho điểm này.
theo tôi nên dịch là "Gia đình người anh hùng Xô Viết ...


Còn "друзья-однополчане" dịch là "bạn chiến đấu" như mọi người đã dịch, theo tôi là được. "однополчане" là cụm từ bền vững trong tiếng Nga, nó nói đến tất cả những người bạn cùng chiến hào không nhất thiết là Trung đoàn hay Binh đoàn...
 

Daobac42

Thành viên thường
Về lời bài hát .....
Xin chú ý mấy chi tiết sau:
- 4 câu cuối của đoạn thứ nhất ngụ ý rằng : vào thời khắc hoàng hôn an nhàn, tôi đi đi, lại lại dọc bìa làng trước những chiếc cổng gỗ thông còn tươi mới (xin chú ý động từ idti là đt không hoàn thành, không định hướng nên không nên hiểu là tôi trở về), trong lòng thầm ngóng-đợi, may ra có ngọn gió lành nào đưa người lính mà tôi từng quen biết đến với làng tôi chăng. Với ngữ cảnh đó, tôi nghĩ nên hiểu là giờ này anh ở đâu (cách hiểu này cũng khớp với hoàn cảnh đã thôi thúc nhạc sĩ sáng tác nên bài hát).
-
Còn chuyện Đêm hè về... Mà Trọng Tấn hát, tôi nghĩ là cũng được, nên hiểu là nhóm trạng ngữ nhắc nhớ lại những đêm ngắn tháng 5 mỗi khi trở lại đều gợi nhớ tới thời điểm chiến tranh đã kết thúc, những người lính được trở về, và nhân vật chính của bài hát này lại nhớ đến các bạn chiến đấu, không hiểu là giờ này các anh ấy ở đâu. Cứ như thế, ......., sẽ lặp lại nội dung của bài hát, hằng năm.
- Odnopoltrane,
theo từ điển của Ojegov có nghĩa là những người cùng trung đoàn, tôi nhất trí với ý kiến của bạn.
(
Bạn viết thân mến: Tôi là một người cao tuổi (75 t) yêu tiếng Nga, nên rất thích thú được trao đổi với các bạn như thế này. Tôi gõ những dòng này bằng Ipad, nên khó tìm được bộ chữ cái thích hợp, bạn thông cảm nhé! ).
- Ngoài ra, trong buổi biểu diễn mà bạn nhắc tới ấy, tôi thấy có 2 Nhà văn, Nhà báo trẻ đưa vài thông tin về địa lý chưa chính xác. Đó là, một bạn giải thích là muốn đến được thảo nguyên, phải đi 5 000km về Xiberi....., không cần đi xa thế đâu, chỉ đi từ Moscova về phía nam mấy trăm km là tới vùng Kharcov, Rostov, ....., đó là Thảo nguyên chính cống rồi mà; người khác lại nói là hoạ sĩ trang trí sân khấu đưa ra những đám lá khô to, cho rằng ở ô n đ ớ i làm gì có lá to...., tôi xin phép đính chính là có đấy, chẳng hạn cây phong (klion), cây du, cây sồi, và v.v...
Xin chào các bạn nhé! Nếu còn dịp, tôi xin đ ư ợ c tham gia cho vui.
 
Top