Sự khác nhau giữa tiếng Nga- tiếng Việt

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Ai cho mình bài so sánh cơ bản giữa tiếng Ng

Những điểm khác nhau giữa tiếng Nga và tiếng Việt:
1) Khác về tên gọi: một thứ là “ruski izưk”, thứ kia là “tiếng Việt”;
2) Khác về đối tượng sử dụng: một thứ là ngôn ngữ chính của người Nga, thứ kia là ngôn ngữ chính của người Việt;
3) Khác về chữ viết: một thứ dùng chữ cái kirilitsa, thứ kia dùng chữ cái la-tinh kèm thêm vài phụ kiện (nón, râu, chấm, gạch ngắn v.v…);
4) Khác về âm thanh: một thứ nghe xì xồ (nhiều âm gió “xì-xì”), thứ kia nghe réo rắt (lên bổng xuống trầm lung tung không theo quy luật nào), tóm lại là một thứ có IK, thứ kia thì không;
5) Khác về ngữ pháp: một thứ có bảng quy tắc ngữ pháp phức tạp nhất nhì thế giới (các từ biến đổi xoành xoạch) nhưng thoải mái về trật tự từ trong câu (đảo vị trí các từ thoải mái), thứ kia thì tất cả mọi từ đều trơ trơ bất biến, nhưng đòi hỏi trật tự từ trong câu vô cùng khắt khe (không đảo được) và yêu cầu phát âm đúng nốt nhạc (cao độ của âm) – lệch tí ti là ra từ khác và nghĩa cả câu sẽ khác ngay;
6) Khác về giai điệu: một thứ không có giai điệu, một thứ có giai điệu (nếu ghép các từ theo một trật từ nhất định thì câu nói nghe như câu hát, ví dụ như bài thơ “Trường Sơn đông – Trường Sơn tây” đọc lên nghe như bài hát) khiến cho phổ nhạc cho bài hát Nga dễ hơn nhiều (nhạc sĩ có thể gắn bất kỳ nốt nhạc nào cho một từ theo ý mình, còn tiếng Việt thì nhạc sĩ bị gò bó, buộc phải lựa cao độ tương xứng với từ - ví dụ từ “gió” trong bài hát không thể là nốt trầm, từ “buồn” không thể là nốt cao); Sự khác biệt về giai điệu khiến tiếng Việt có thể nói lái (“chả lo gì – chỉ lo già”, “ai mèo cái mao dài nào – ai mài kéo mài dao nào” v.v..) hoặc ghép câu đối, còn với tiếng Nga thì không thể làm như vậy;
………………………………………….
Tuy nhiên, tiếng Nga và tiếng Việt có ít nhất là một điểm chung nhỏ: có âm “ư” mà phần lớn các thứ tiếng khác không có.
 

missdung

Thành viên thường
Những điểm khác nhau giữa tiếng Nga và tiếng Việt:
1) Khác về tên gọi: một thứ là “ruski izưk”, thứ kia là “tiếng Việt”;
2) Khác về đối tượng sử dụng: một thứ là ngôn ngữ chính của người Nga, thứ kia là ngôn ngữ chính của người Việt;
3) Khác về chữ viết: một thứ dùng chữ cái kirilitsa, thứ kia dùng chữ cái la-tinh kèm thêm vài phụ kiện (nón, râu, chấm, gạch ngắn v.v…);
4) Khác về âm thanh: một thứ nghe xì xồ (nhiều âm gió “xì-xì”), thứ kia nghe réo rắt (lên bổng xuống trầm lung tung không theo quy luật nào), tóm lại là một thứ có IK, thứ kia thì không;
5) Khác về ngữ pháp: một thứ có bảng quy tắc ngữ pháp phức tạp nhất nhì thế giới (các từ biến đổi xoành xoạch) nhưng thoải mái về trật tự từ trong câu (đảo vị trí các từ thoải mái), thứ kia thì tất cả mọi từ đều trơ trơ bất biến, nhưng đòi hỏi trật tự từ trong câu vô cùng khắt khe (không đảo được) và yêu cầu phát âm đúng nốt nhạc (cao độ của âm) – lệch tí ti là ra từ khác và nghĩa cả câu sẽ khác ngay;
6) Khác về giai điệu: một thứ không có giai điệu, một thứ có giai điệu (nếu ghép các từ theo một trật từ nhất định thì câu nói nghe như câu hát, ví dụ như bài thơ “Trường Sơn đông – Trường Sơn tây” đọc lên nghe như bài hát) khiến cho phổ nhạc cho bài hát Nga dễ hơn nhiều (nhạc sĩ có thể gắn bất kỳ nốt nhạc nào cho một từ theo ý mình, còn tiếng Việt thì nhạc sĩ bị gò bó, buộc phải lựa cao độ tương xứng với từ - ví dụ từ “gió” trong bài hát không thể là nốt trầm, từ “buồn” không thể là nốt cao); Sự khác biệt về giai điệu khiến tiếng Việt có thể nói lái (“chả lo gì – chỉ lo già”, “ai mèo cái mao dài nào – ai mài kéo mài dao nào” v.v..) hoặc ghép câu đối, còn với tiếng Nga thì không thể làm như vậy;
………………………………………….
Tuy nhiên, tiếng Nga và tiếng Việt có ít nhất là một điểm chung nhỏ: có âm “ư” mà phần lớn các thứ tiếng khác không có.
Thật là so sánh hay giữa tiếng nga và tiếng việt. Bạn ơi cho mình hỏi thêm là học tiếng nga có khó không bạn
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Thật là so sánh hay giữa tiếng nga và tiếng việt. Bạn ơi cho mình hỏi thêm là học tiếng nga có khó không bạn

Thật khó trả lời thấu đáo câu hỏi này của bạn. Thế bạn sẽ trả lời ra sao nếu mình hỏi: “Theo bạn thì để trở thành bác sĩ có khó không?”.

Học để trở thành bác sĩ, kỹ sư v.v…nói chung là không khó lắm nếu chỉ số IQ của bạn trên trung bình và bạn cố gắng, nhưng để trở thành bác sĩ, kỹ sư v.v…giỏi thì ngoài chỉ số IQ đạt yêu cầu bạn phải nỗ lực học hỏi không ngừng + một chút kỹ năng đặc biệt. Hoặc như làm giảng viên đại học chẳng hạn – kỹ năng đầu tiên là bạn phải có khiếu nói (khả năng diễn đạt rõ ràng, chính xác ý của mình). Có những người có kiến thức uyên bác nhưng không thể trở thành giáo viên vì họ nói năng không gãy gọn.

Riêng về ngoại ngữ thì mỗi thứ tiếng khó một kiểu. Đối với người Việt thì tiếng Nga khó hơn hay tiếng Trung khó hơn? Khó nói lắm. Nếu chỉ cần giao tiếp buôn bán (yêu cầu nghe-nói hiểu được) thì người Việt thấy tiếng Trung dễ học hơn, nhưng nếu học đầy đủ (phải đọc-viết nữa) thì chưa chắc – tiếng Nga ngữ pháp rắc rối hơn nhiều so với tiếng Trung, nhưng viết thì…quán quân về độ khó lại là tiếng Trung.

Mình thấy nhiều người bảo tiếng Anh dễ hơn tiếng Nga. Chưa chắc đâu. Nhìn chung thì ngữ pháp tiếng Nga phức tạp hơn ngữ pháp tiếng Anh, nhưng tiếng Nga dễ đánh vần (viết thế nào thì đọc thế, chỉ cần nhớ một vài ngoại lệ), còn trong tiếng Anh thì có lẽ ngoại lệ nhiều hơn quy tắc (học từ nào cũng phải nhớ 2 từ - nhớ mặt chữ và nhớ cách đọc). Theo mình thì khá tiếng Anh dễ hơn khá tiếng Nga, nhưng để giỏi tiếng Anh thì khó hơn giỏi tiếng Nga. Ngữ pháp tiếng Nga rất phức tạp, nhưng một khi bạn đã nắm chắc nó rồi thì bạn luôn hiểu đúng một câu tiếng Nga vì các bộ phận trong câu ràng buộc với nhau hết sức chặt chẽ, có cố tình muốn hiểu nhầm cũng không được. Chính vì thế mà người ta nói “tiếng Nga là thứ tiếng của các luật sư”. Còn tiếng Anh thì để hiểu biết ở mức trung bình hoặc khá có vẻ dễ hơn tiếng Nga, nhưng để giỏi thì khó hơn – vì mức độ “mông lung” hơi lớn (đôi khi bạn biết hết các từ trong một câu tiếng Anh nhưng nghĩ nát óc vẫn không hiểu ý của câu, còn tiếng Nga thì dựa vào ngữ pháp là truy ra ngay mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần của câu). Vì nguyên nhân này mà người ta ví “tiếng Anh là thứ tiếng của các nhà buôn” (lơ mơ là bị gài bẫy về cách hiểu hợp đồng).

Tóm lại là ai có khiếu ngoại ngữ thì bớt khó hơn một chút so với người bình thường, còn nói chung thì ngoại ngữ nào cũng khó cả, muốn biết tốt một ngoại ngữ phải có động cơ cụ thể + chăm chỉ + phương pháp học đúng. Và muốn thật giỏi một ngoại ngữ thì bạn phải thực sự say mê nó.
Nếu bạn giỏi một ngoại ngữ rồi thì học ngoại ngữ thứ 2 sẽ dễ hơn ngoại ngữ đầu tiên, sau đó học ngoại ngữ thứ 3 sẽ dễ hơn ngoại ngữ thứ 2, cứ thế, càng học nhiều ngoại ngữ càng thấy dễ.
Mình tự đánh giá tiếng Nga của mình thuộc loại giỏi (nhưng chưa thật giỏi), cụ thể là mình xem phim Nga, tấu hài Nga một cách bình thường, giao tiếp bình thường như nói chuyện bằng tiếng Việt – cứ thế mà nói thôi. Nhờ biết tiếng Nga nên mình học tiếng Anh không khó khăn lắm. Hiện nay ngoài công việc chính thì mình dành phần lớn thời gian để học tiếng Anh. Mình không có tham vọng giỏi tiếng Anh mà chỉ cố gắng phấn đấu đạt mức khá thôi (muốn giỏi thì phải sống ở Anh, Mỹ hoặc Úc ít nhất là 5-6 năm, nhưng điều này là không thể).
Những lúc tiếng Anh đạt đến ngưỡng “chối” thì mình giải trí bằng cách lọ mọ học tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý. Mình chỉ rèn phát âm và học lấy 2-3 chục câu giao tiếp để nhí nhố tí cho vui thôi, và thấy có bài hát nào hay bằng các thứ tiếng này thì cố gắng học thật “nuột” để “doạ” bạn bè khi đi hát karaoke. Mình hoàn toàn không ôm mộng học kỹ mấy thứ tiếng này vì làm gì có thời gian.

Kể cho bạn nghe câu chuyện vui về đề tài “trở thành bác sĩ có khó không”. Chuyện như sau: GS Trường ĐH Y tập trung sv năm thứ nhất vào hội trường để giảng bài “Nhập môn”. GS nói: “Tôi nhiệt liệt hoan nghênh các anh, các chị đã lựa chọn nghề Y vì đây là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề. Học Y không khó, chỉ yêu cầu bác sĩ tương lai phải có 2 tố chất là dũng cảm và tinh mắt. Dũng cảm để không sợ máu mủ, cảnh gãy tay, gãy chân, thủng bụng. Tinh mắt để mổ, gắp chính xác kẻo cắt, rạch, chọc quá đà. Bây giờ tôi sẽ kiểm tra xem các anh các chị có 2 tố chất ấy không nhé!”. Nói xong, GS vẫy tay ra hiệu. Trợ lý đem ra một cốc nước màu nâu sẫm đặt trên bàn. GS nói: “Đôi không có các thiết bị chuyên dùng, người bác sĩ phải dùng các giác quan của mình để xác định bệnh. Đây là cốc nước tiểu của một bệnh nhân viêm niệu đạo. Bác sĩ cần phải nếm nước tiểu bệnh nhân để dựa vào mùi vị của nó mà chẩn đoán bệnh. Đây, phải nếm nước tiểu thế này này!” rồi chấm một ngón tay vào cốc nước tiểu và đưa lên miệng mút. Sau khi làm mẫu thì GS lần lượt gọi các sv lên nếm. Tất cả đều nôn oẹ. Vị GS ra hiệu cho mọi người về chỗ ngồi rồi nói: “Tôi khen 100% các anh, các chị đều có lòng dũng cảm. Nhưng tôi chê tất cả các anh, các chị nhìn quá kém: không một ai trong số các anh, các chị phát hiện ra tôi nhúng ngón trỏ vào cốc nước tiểu nhưng khi nếm thì tôi mút ngón giữa chứ có mút cái ngón nhúng vào nước tiểu đâu!”.
 
Top