Nước Nga Trong Tôi 2015

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Vì tiêu chí “thông tin” chiếm 65% số điểm chấm cho bài dự thi nên kính đề nghị tác giả Lê Mai làm rõ thêm:
- Trong bài “Nước Nga…nhìn từ xa” có câu “Những đoàn xe vận tải Zil, Môtôrola nối đuôi nhau vào chiến trường”. Xin tác giả cho biết: những đoàn xe này vào chiến trường trong quãng thời gian nào (tương đối thôi, không cần chính xác lắm)?
- Trong bài “Bàn về hình tượng nghệ thuật của Xtalin và Giucốp” có câu “Hình như trong phim thiếu một nhân vật cùng nghe báo cáo là Mêkhơlit”. Đúng như tác giả đã nhận xét, việc đưa hay không đưa nhân vật nào đó vào một cảnh quay nào đó là quyền của đạo diễn, chúng ta không bàn, nhưng xin tác giả giải thích thêm cho độc giả hiểu hơn: Mêkhơlit là ai, khi đó đang giữ chức vụ gì?
 

hungledn

Thành viên thường
Vì tiêu chí “thông tin” chiếm 65% số điểm chấm cho bài dự thi nên kính đề nghị tác giả Lê Mai làm rõ thêm:
- Trong bài “Nước Nga…nhìn từ xa” có câu “Những đoàn xe vận tải Zil, Môtôrola nối đuôi nhau vào chiến trường”. Xin tác giả cho biết: những đoàn xe này vào chiến trường trong quãng thời gian nào (tương đối thôi, không cần chính xác lắm)?
- Trong bài “Bàn về hình tượng nghệ thuật của Xtalin và Giucốp” có câu “Hình như trong phim thiếu một nhân vật cùng nghe báo cáo là Mêkhơlit”. Đúng như tác giả đã nhận xét, việc đưa hay không đưa nhân vật nào đó vào một cảnh quay nào đó là quyền của đạo diễn, chúng ta không bàn, nhưng xin tác giả giải thích thêm cho độc giả hiểu hơn: Mêkhơlit là ai, khi đó đang giữ chức vụ gì?
Vì tiêu chí “thông tin” chiếm 65% số điểm chấm cho bài dự thi nên kính đề nghị tác giả Lê Mai làm rõ thêm:
- Trong bài “Nước Nga…nhìn từ xa” có câu “Những đoàn xe vận tải Zil, Môtôrola nối đuôi nhau vào chiến trường”. Xin tác giả cho biết: những đoàn xe này vào chiến trường trong quãng thời gian nào (tương đối thôi, không cần chính xác lắm)?
- Trong bài “Bàn về hình tượng nghệ thuật của Xtalin và Giucốp” có câu “Hình như trong phim thiếu một nhân vật cùng nghe báo cáo là Mêkhơlit”. Đúng như tác giả đã nhận xét, việc đưa hay không đưa nhân vật nào đó vào một cảnh quay nào đó là quyền của đạo diễn, chúng ta không bàn, nhưng xin tác giả giải thích thêm cho độc giả hiểu hơn: Mêkhơlit là ai, khi đó đang giữ chức vụ gì?
Xỉn thành thật cảm ơn các yêu cầu làm rõ thêm của bác masha90. Các vấn đề đặt ra rất hay. Tôi xin trả lời như sau:
- Bài “Nước Nga…nhìn từ xa” có câu “Những đoàn xe vận tải Zil, Môtôrola nối đuôi nhau vào chiến trường”. Lúc đầu tôi viết thêm hai chữ "miền Nam" sau câu này, nhưng lại bỏ đi, vì muốn tính ước lệ. Ta có thể hiểu đó là một phần viện trợ của Liên Xô cho VN những năm đánh Mỹ, giai đoạn 1960 - 1975, trọng tâm là giai đoạn 1965-1971. Cũng như tên lửa LX lao vút lên bầu trời Hà nội, chủ yếu nói trận 12 ngày đêm cuối năm 1972.
- Bài “Bàn về hình tượng nghệ thuật của Xtalin và Giucốp”: Theo quyển Sự nghiệp cả cuộc đời của Nguyên soái LX Vaxilépxki thì tiểu sử chính của Mê khơ lít như sau: Từ 1937-1940 là Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Hồng quân. Từ năm 1940-1941 là Bộ trưởng Dân ủy thanh tra nhà nước; rồi từ 1941-1942 lại là Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Hồng quân. Những năm sau đó là ủy viên Hội đồng quân sự một số tập đoàn quân. Như vậy, tại buổi báo cáo của Giu cốp, ông ta có lẽ là Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Hồng quân.
Hồi ký của Giu cốp cũng nói rõ có sự tham gia của Mê khơ lít và ông ta hỏi nhiều câu "ngớ ngẩn". Xin nói thêm là ở VN có sách dịch là Mê khơ li xơ ?
Một lần nữa, xin cảm ơn bác masha90.
 

Gà bông

Thành viên thường
Bài tham dự cuộc thi viết "Nước Nga trong tôi" số 21:
Mời các bạn xem tất cả bài dự thi tại đây.
Tên tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Năm sinh: 1998
Nơi sống và học tập: THPT Chuyên Thái Nguyên-Thành phố Thái Nguyên

Để bầu chọn, xin mời bạn nhấn vào các ngôi sao bên trên ứng với số điểm bạn chọn.

Россия в моём сердце

Существует сон, что не называется
Во сне прекрасном, бесшумном, и неспешном
Пришла я к Вам в летний сонечный день
Из любви к русскому языку я Вас и люблю.

Мой первый урок- простые приветствия
Первые буквы писала я стыдливым почерком
И странно, вечная любовь
Как страстное пламя, в сердце горит.

Мечтаю я бродить по обширной России
И найти там знакомое лицо в памяти
Бывают и длинные бессонные ночи
Когда ударяюсь в лирические стихи Пушкина
или замечательные мелодии Чайковского.

Пела как-то с пылкостью
Теплело на душе от огня «миллионы алых роз»
В моём воображении бывают картины
Осени золотой и Московского Кремля.

Остаётся Россия вчера и сегодня
В сердцах находящихся на большом расстоянии вьетнамцев
У нас, наверное, общего языка нет
Всегда горит во мне надежда Вас увидеть в волшебном сне.
Nước Nga Trong Con

Có giấc mơ nào chẳng được gọi tên
Giấc mơ diệu kỳ, không ồn ào,vội vã
Con đến với Người trong một ngày nắng hạ
Và con yêu Người bởi yêu thầm tiếng Nga

Bài học đầu tiên một câu chào đơn giản
Con e thẹn những nét chữ ngại ngùng
Lạ kỳ thay một tình yêu bất diệt
Cháy trong con như ngọn lửa đam mê

Con muốn đi trong dài rộng nước Nga
Tìm một bãng hình thủa miền ký ức
Những đêm dài trở trăn, thao thức
Đọc Puskin và nghe Traicopxki

Có một thời con hát đến say sưa
Vẫn ấm trong con lửa từ “ Triệu đóa hồng”
Những gì nữa mà trong con lắng đọng
Mùa thu vàng và điện Kremly

Nước Nga xưa và nay trong những trái tim
Những đứa con Việt Nam xa ngàn trùng sông núi
Có thể con và người không cùng giọng nói
Xin hẹn gặp Người trong một giấc mơ hoa.
[TBODY] [/TBODY]
Bài tham dự cuộc thi viết "Nước Nga trong tôi" số 21:
Mời các bạn xem tất cả bài dự thi tại đây.
Tên tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Năm sinh: 1998
Nơi sống và học tập: THPT Chuyên Thái Nguyên-Thành phố Thái Nguyên

Để bầu chọn, xin mời bạn nhấn vào các ngôi sao bên trên ứng với số điểm bạn chọn.

Россия в моём сердце

Существует сон, что не называется
Во сне прекрасном, бесшумном, и неспешном
Пришла я к Вам в летний сонечный день
Из любви к русскому языку я Вас и люблю.

Мой первый урок- простые приветствия
Первые буквы писала я стыдливым почерком
И странно, вечная любовь
Как страстное пламя, в сердце горит.

Мечтаю я бродить по обширной России
И найти там знакомое лицо в памяти
Бывают и длинные бессонные ночи
Когда ударяюсь в лирические стихи Пушкина
или замечательные мелодии Чайковского.

Пела как-то с пылкостью
Теплело на душе от огня «миллионы алых роз»
В моём воображении бывают картины
Осени золотой и Московского Кремля.

Остаётся Россия вчера и сегодня
В сердцах находящихся на большом расстоянии вьетнамцев
У нас, наверное, общего языка нет
Всегда горит во мне надежда Вас увидеть в волшебном сне.
Nước Nga Trong Con

Có giấc mơ nào chẳng được gọi tên
Giấc mơ diệu kỳ, không ồn ào,vội vã
Con đến với Người trong một ngày nắng hạ
Và con yêu Người bởi yêu thầm tiếng Nga

Bài học đầu tiên một câu chào đơn giản
Con e thẹn những nét chữ ngại ngùng
Lạ kỳ thay một tình yêu bất diệt
Cháy trong con như ngọn lửa đam mê

Con muốn đi trong dài rộng nước Nga
Tìm một bãng hình thủa miền ký ức
Những đêm dài trở trăn, thao thức
Đọc Puskin và nghe Traicopxki

Có một thời con hát đến say sưa
Vẫn ấm trong con lửa từ “ Triệu đóa hồng”
Những gì nữa mà trong con lắng đọng
Mùa thu vàng và điện Kremly

Nước Nga xưa và nay trong những trái tim
Những đứa con Việt Nam xa ngàn trùng sông núi
Có thể con và người không cùng giọng nói
Xin hẹn gặp Người trong một giấc mơ hoa.
[TBODY] [/TBODY]
Chị không hiểu rõ luật như các bác, các anh nhưng theo chị nghĩ em viết bản tiếng Việt và tự dịch ra bản tiếng Nga. 4 năm học đại học tiếng Nga của chị không đủ để chị nhận xét bản tiếng Nga của em, nhưng đối với bản tiếng Việt thì chị cảm thấy vô cùng tuyệt vời. Tuyệt vời không chỉ ở ngôn từ (tiếng Việt của em rất đẹp và tinh tế) mà thông qua tiếng việt em đã thể hiện được hết tình yêu và sự chân thành của mình đối với tiếng Nga. Cũng viết bài tham dự cuộc thi, nhưng chị cảm thấy mình thua kém em rất nhiều. Cảm ơn em :)
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Xin cám ơn tác giả Lê Mai đã phản hồi kịp thời.

Masha90 hỏi như vậy vì Mekhlis vốn không phải nhân vật nổi trội trong hàng ngũ lãnh đạo xô-viết trong những năm Chiến tranh Vệ quốc 1941-1945. Mekhlis L.Z. (1.1.1889 – 13.2.1953) trong những năm 1940-1941 là Chánh Thanh tra Nhà nước, ông được giao chức vụ Chủ nhiệm chính trị Hồng quân công-nông ngày 21.6.1941 ( 1 ngày trước khi Đức bất ngờ tấn công Liên Xô).

Câu “Những đoàn xe vận tải Zil, Môtôrola nối đuôi nhau vào chiến trường” nếu không giải thích rõ thì nhiều người (nhất là các bạn trẻ) có thể hiểu nhầm. Trước hết, dạo tổng động viên cho chiến dịch Điện Biên Phủ ta có sử dụng một số lượng khá lớn xe tải nhẹ (sức chở 2 tấn, gọi là xe Mô-lô-tô-va vì chế tạo tại nhà máy ô-tô Gorki [nay là Nizhni Novgorod] mang tên Bộ trưởng Ngoại Giao LX Môlôtôv), không nên nhầm với thương hiệu Môtôrôla. Nhà máy chế tạo ô-tô Matxcơva trước năm 1956 mang tên Stalin và cho ra đời xe tải ZIS, ngày 26.6.1956 mới đổi tên thành nhà máy ZIL, vì thế xe ZIL không thể có trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đến thời chống Mỹ thì ta dùng xe tải ZIL, GAZ và xe “Giải phóng” của TQ (vốn là ZIL-555 của LX), và chắc chắn là trong các đoàn xe vận chuyển hàng hoá vào miền Nam không còn sử dụng xe Môlôtôva. Tóm lại, không có đoàn xe nào có cả xe ZIL và xe Môlôtôva.

Về tên lửa SAM thì có thể bác quan tâm đến thông tin này: cuối năm 1972 Liên Xô viện trợ khẩn cấp cho ta tên lửa SAM-3 (Pechora S-125) gọn hơn SAM-2 (Dvina S-75), giàn 4 quả tên lửa đặt hàng ngang (chứ không phải chỉ có 1 quả như SAM-2), tính năng kỹ thuật của quả đạn tương đương quả đạn SAM-2 nhưng hơn hẳn ở điểm có thể bắn được mục tiêu tầm thấp (đến 50 m so với 400 m của SAM-3), tuy nhiên ta đã không kịp đưa vào chiến đấu trong đợt Mỹ đánh phá Hà Nội cuối năm 1972.
 

hungledn

Thành viên thường
Xin cám ơn tác giả Lê Mai đã phản hồi kịp thời.

Masha90 hỏi như vậy vì Mekhlis vốn không phải nhân vật nổi trội trong hàng ngũ lãnh đạo xô-viết trong những năm Chiến tranh Vệ quốc 1941-1945. Mekhlis L.Z. (1.1.1889 – 13.2.1953) trong những năm 1940-1941 là Chánh Thanh tra Nhà nước, ông được giao chức vụ Chủ nhiệm chính trị Hồng quân công-nông ngày 21.6.1941 ( 1 ngày trước khi Đức bất ngờ tấn công Liên Xô).

Câu “Những đoàn xe vận tải Zil, Môtôrola nối đuôi nhau vào chiến trường” nếu không giải thích rõ thì nhiều người (nhất là các bạn trẻ) có thể hiểu nhầm. Trước hết, dạo tổng động viên cho chiến dịch Điện Biên Phủ ta có sử dụng một số lượng khá lớn xe tải nhẹ (sức chở 2 tấn, gọi là xe Mô-lô-tô-va vì chế tạo tại nhà máy ô-tô Gorki [nay là Nizhni Novgorod] mang tên Bộ trưởng Ngoại Giao LX Môlôtôv), không nên nhầm với thương hiệu Môtôrôla. Nhà máy chế tạo ô-tô Matxcơva trước năm 1956 mang tên Stalin và cho ra đời xe tải ZIS, ngày 26.6.1956 mới đổi tên thành nhà máy ZIL, vì thế xe ZIL không thể có trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đến thời chống Mỹ thì ta dùng xe tải ZIL, GAZ và xe “Giải phóng” của TQ (vốn là ZIL-555 của LX), và chắc chắn là trong các đoàn xe vận chuyển hàng hoá vào miền Nam không còn sử dụng xe Môlôtôva. Tóm lại, không có đoàn xe nào có cả xe ZIL và xe Môlôtôva.

Về tên lửa SAM thì có thể bác quan tâm đến thông tin này: cuối năm 1972 Liên Xô viện trợ khẩn cấp cho ta tên lửa SAM-3 (Pechora S-125) gọn hơn SAM-2 (Dvina S-75), giàn 4 quả tên lửa đặt hàng ngang (chứ không phải chỉ có 1 quả như SAM-2), tính năng kỹ thuật của quả đạn tương đương quả đạn SAM-2 nhưng hơn hẳn ở điểm có thể bắn được mục tiêu tầm thấp (đến 50 m so với 400 m của SAM-3), tuy nhiên ta đã không kịp đưa vào chiến đấu trong đợt Mỹ đánh phá Hà Nội cuối năm 1972.
Vâng, xin cảm ơn sự phân tích và những thông tin của masha90 (xin lỗi ở trên tôi gọi "bác" có lẽ không chính xác). Qua đó, tôi đã học được rất nhiều. Đó cũng là điều rất tuyệt vời khi tham gia gửi bài.
Về Mêkhơlít, ông ta không nổi trội trong hàng ngũ lãnh đạo Xô viết những năm chiến tranh, song ông ta lại "nổi tiếng" vì tính cực đoan, khép tội oan cho nhiều vị tướng, có phải không masha90 ? Vì vậy, tôi nhắc đến ông ta trong buổi báo cáo của Giu cốp.
 

hungledn

Thành viên thường

hungledn

Thành viên thường
Về diễn viên điện ảnh Ulianov M.A. chuyên đóng vai nguyên soái Zhukov (rất tiếc là không có link tiếng Việt): https://ru.wikipedia.org/wiki/Ульянов,_Михаил_Александрович

Về nguyên soái Zhukov: https://vi.wikipedia.org/wiki/Georgi_Konstantinovich_Zhukov
Thông tin về Giu cốp thì có khá nhiều, song thông tin về diễn viên chuyên đóng vai Giu cốp thì thật quý. Bằng google dịch, chú LM cũng nắm được một số thông tin về ông. Cảm ơn masha90. Hình như khuôn mặt của Giu cốp (thật) thì cương nghị hơn và thân hình mập hơn diễn viên Ulianov M.A.
Tiện thể, cá nhân chú LM cho rằng, vai Hitler trong phim Giải phóng là hay nhất, kể cả những phim của phương Tây cũng không có vai nào đạt bằng. Phim Downfall của Đức thì vai Hitler không xuất sắc lắm. Hitler trong đoạn đầu của Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân cũng rất đạt. Hitler trong Phong tỏa không hay bằng Hitler trong Cuộc chiến vì Mátxcơva - mặc dù khuôn mặt không giống lắm, tóc và quần áo quá mượt, nhưng phong cách có vẻ được thể hiện giống Hitler thực.
 
Top