Nước Nga Trong Tôi 2015

FGTR

Thành viên thân thiết
Наш Друг
01 - Nước Nga 6 năm trong tôi

Bài tham dự cuộc thi viết "Nước Nga trong tôi" số 01:
Mời bạn xem tất cả bài dự thi tại đây.

Tên tác giả: Nga
Năm sinh: 1993
Nơi sống và làm việc: TP.HCM

Để bầu chọn, xin mời bạn nhấn vào các ngôi sao bên trên ứng với số điểm bạn chọn.

Tôi sinh ra ở tại xã Hà Linh nơi có Đền thờ Ngô Đăng Minh - danh nhân lịch sử thế kỷ 16, tỉnh Hà Tĩnh và lớn lên ở đây được 12 năm. Năm 13 tuổi, tôi được bố mẹ đón sang đoàn tụ bên đất nước Nga xinh đẹp với những người bạn hữu đã giúp đỡ nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi hào hùng. Đã gần 6 năm sống trên đất khách quê người, tôi cảm nhận được từng ngày sự ảnh hưởng của hai nền văn hóa Âu - Á trong tôi...

Đối với tôi, LBN không chỉ là quê hương thứ 2 thân thương, nơi đã in dấu bao kỷ niệm buồn vui tuổi trẻ của tôi, hơn thế nữa ở đây còn có những người thầy - cô đã dạy tôi trưởng thành và lớn lên trong cuộc sống. Biết bao dung, độ lượng, yêu thương mọi người, sống có văn hóa,... và nơi đây cũng là nơi đã cho tôi cái cảm giác biết thế nào là "nỗi nhớ", nhớ người thân, nhớ bạn bè, nhớ quê hương, nơi tôi đã sinh ra và từng lớn lên ở đó của tuổi ấu thơ.

Nhờ học tiếng Nga, tôi đã biết trân trọng hơn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, mới hiểu được tường tận câu nói dân gian "Phong ba bão táp ko bằng ngữ pháp Việt Nam", nhờ có những ngày lễ Noel tôi mới biết yêu hơn cái tết Nguyên Đán của quê hương mình, mới biết trân trọng phong tục tập quán của người Việt... Có lẽ đó là những điều mà nếu ở Việt Nam, tôi sẽ ko bao giờ cảm nhận hết được.

Tôi yêu Nga biết dường nào, 1 đất nước thật "yên bình", hiện đại pha chút cổ điển... song yêu Nga bao nhiêu, tôi lại càng yêu thêm tổ quốc Việt Nam thân yêu của tôi bấy nhiêu. Trong ký ức của tôi, quê hương là những con phố đông đúc cùng những con người thân thiện, là những buổi đi học về mùa mưa lội nước và tắm mưa, là những buổi trưa hè nắng chang chang đi đá banh,Nhảy dây... tất cả hình ảnh đó đều lưu giữ trong tâm trí của 1 người con xa quê hương.

Đất nước, dân tộc Việt Nam chúng ta tuyệt vời lắm các bạn ạ! Có vô vàn điều thú vị về văn hóa - truyền thống, lịch sử và con người khiến ta có thể thốt lên với tất cả mọi người rằng "Tôi là người Việt Nam". Mặc dù chưa nói lên điều gì nhưng tôi mong các bạn trẻ như tôi với cội nguồn dân tộc, các bạn hãy yêu hơn nguồn gốc của mình, học thật chăm, cùng nhau đóng góp trí tuệ của tuổi trẻ, góp phần xây dựng quê hương của chúng ta ngày càng tươi đẹp hơn.

Ít ra thì cũng phải như Thailand chứ =D
 

kuduy1

Thành viên thường
02 - Tình cảm với nước Nga trong tôi

Bài tham dự cuộc thi viết "Nước Nga trong tôi" số 02:
Mời bạn xem tất cả bài dự thi tại đây.

Tên tác giả: Trần Vũ Anh Duy
Năm sinh: 1994
Nơi sống và làm việc: Quận Thủ Đức, TP.HCM

Để bầu chọn, xin mời bạn nhấn vào các ngôi sao bên trên ứng với số điểm bạn chọn.
Ngày nay, mỗi lần nhắc tới nước Nga hay Liên Xô trước đây là trong tim tôi lại thấy có một điều gì đó nghẹn ngào. Đó có thể là cảm giác tiếc nuối, tình yêu mến với đất nước này. Đất nước do Lênin sáng lập, mang tinh thần cách mạng tháng 10 muôn đời bất hủ, đã góp phần không nhỏ làm cho Việt Nam có dáng đứng như ngày nay.

Nước Nga đất nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, đất nước là người đồng chí tốt của Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh gian khổ và cả công cuộc xây dựng đất nước sau này. Tuy chưa một lần có dịp đến đây nhưng thông qua những bức ảnh, bài thơ, âm nhạc và qua lời kể của những người may mắn được đến vùng đất này. Tôi cảm giác đây là một đất nước thật đẹp, thật thanh bình và cũng thật kiên trung, anh dũng. Đất nước đã từng đánh bại liên quân tám nước, xây dựng chế độ hoàn toàn mới, hạ gục Hitle và đạo quân Quan Đông, đưa con người đầu tiên lên vũ trụ, sáng tạo ra cho loài người những tác phẩm văn học, nghệ thuật tuyệt mỹ, đạt được những thành tựu vĩ đại trong khoa học – kỹ thuật... Ở nơi đây, cho dù cuộc sống còn nhiều khó khăn song mọi người sống với nhau rất có tình nghĩa, họ cùng chung tay đồng lòng hy sinh việc nhỏ của mình để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Tính cách Nga này thường được thể hiện trong các tác phẩm văn học Nga. Đó là tính cách anh hùng, bất kỳ trường hợp nào cũng sống và hành độngtheo lương tâm, chính nghĩa. Tình yêu quê hương, gia đình hết sức sâu nặng được thể hiện rõ nét qua con người của nhà thơ Sergey Esenin, ông không muốn và không cần học bất cứ ngoại ngữ nào nhằm để giữ gìn sự trong sáng, vẻ đẹp thuần khiết của tiếng Nga. Với tiếng Nga, tuy là ngôn ngữ có rất nhiều yếu tố phức tạp như phụ đầu, biến vĩ, danh từ giống đực, giống trung, giống cái, số ít, số nhiều, đại từ được biến đổi với nhiều cách, động từ biến đổi theo thì, thái, tính từ có các thể so sánh, thể tối cao, các hư từ như giới từ, liên từ nhưng nó cũng thể hiện văn hóa, tính cách con người Nga. Qua đó, ta có thể thấy được người Nga rất coi trọng ngôn ngữ của mình, rất yêu quê hương, xứ sở, có ý thức với tương lai của chính mình.

Nhắc tới nước Nga là chúng ta thường nhắc tới xứ sở của bạch dương, bạch dương trở thành biểu tượng của nước Nga thơ mộng, bạch dương còn hiện ra trong thơ của Esenin như cô gái đáng yêu, thân thiết:
Sau sương mù giọt nắng long lanh
Tôi mãi mãi yêu vóc dáng bạch dương
Và bím tóc của em vàng óng
Và áo choàng bóng mượt vải lanh
Nước Nga, đất nước xinh đẹp lộng lẫy, rực rỡ sắc màu. Nơi đây có màu vàng của kim loại vàng, màu vàng trên gác chuông trên nóc nhà thờ, tiếng chuông thanh bình vang lên sớm chiều trong những ngày lễ thành, ngày vui ngày buồn; là màu đỏ của quảng trường Đỏ, chứng nhân lịch sử của nước Nga trong suốt quá trình phát triển của mình, nơi đây mang trong mình tiếng vang của quá khứ, kết nối xuyên suốt mọi thời đại; là màu xanh của những cánh rừng bạt ngàn; là màu trắng tinh khôi của mùa đông; là màu hồng ngọc của các ngôi sao trên nóc điện Kremli – biểu tượng của thủ đô Moskva. Là màu cẩm thạch của “7 tòa nhà chị em” ở thủ đô Moskva...Qua sách báo, điện ảnh, tôi có thể cảm nhận mình đang sống giữ Moskva tráng lệ với nhiều công trình kiến trúc pha trộn rất hài hòa của phong cách xưa và nay: những bảo tàng như bảo tàng Borodino, bảo tàng tranh Tretyakov, bảo tàng vũ trụ.... đền tưởng niệm những anh hùng của lịch sử, quảng trường rộng lớn như quảng trường Chiến Thắng với con số 1418 được khắc sâu trong các công trình ở đây; công viên Tsaritsino với cảnh sắc thơ mộng của những cánh rừng bạt ngàn vào mùa hè, màu vàng óng của những cánh rừng phong, bạch dương vào tiết trời cuối thu, những cành khẳng khiu trơ trọi, vi vu trong những đợt gió tuyết và màu xanh ngất ngay khi xuân về, công viên Kolomen – viên ngọc xanh của Moskva... nhà thờ thánh Basil, nhà thờ chúa cứu thế... các trung tâm thương mại rộng lớn.. Tôi cũng thấy được sự lãng mạn của thành phố Saint Petersburg – thành phố của những cây cầu, thành phố gắn liền với tên vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử nước Nga; thấy được sự kiên trung anh dũng của thành phố Smolenk nổi tiếng, thành phố Volgograd qua di tích đồi Mamaev; thành phố cảng Murmansk – cảng không bao giờ đóng băng lớn nhất ở phía bắc nước Nga....

Tình cảm với nước Nga khó có thể được nói ra thành lời, tình cảm ấy được thể hiện qua hành động của mỗi người, tình cảm ấy rất đặt biệt, thiêng liêng khó có thể tìm được đâu trên trái đất này. Mỗi người chúng ta hãy chung tay hành động, mỗi người góp sức của mình để vun đáp và giữ gìn tình cảm ấy luôn được vững bền, thủy chung và trong sáng. Ta phải luôn nhớ phương châm sống của Pavel để trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của mình: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thên vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời...”
 

ZuZu

Thành viên thường
03 - Xe điện bánh lốp

Bài tham dự cuộc thi viết "Nước Nga trong tôi" số 03:

Mời bạn xem tất cả bài dự thi tại đây.​

Tên tác giả: Nguyễn Trọng Du
Năm sinh: 1992
Nơi sống và học tập: Thành phố Volgograd – LB Nga

Để bầu chọn, xin mời bạn nhấn vào các ngôi sao bên trên ứng với số điểm bạn chọn.
Ở Volga có một chuyện gần như đã trở thành quy luật: thanh niên thường đi xe khách, còn người già thường đi xe điện bánh lốp. Mình là thanh niên, nhưng cũng thường đứng xếp hàng lên xe điện sau các cụ già.

Những chiếc xe điện cũ kỹ với đôi cần dẫn leng keng bon bon chạy 18 tiếng mỗi ngày, bất kể thời tiết đổ lửa hay giá buốt hơn 40 độ trên dưới số 0, khoác trên mình những bộ cánh hoen gỉ xấu xí như những anh gù của nền dân chủ. Xe điện dừng lại, người ta biết rằng mình có thể lên xe. Và họ đã lên xe, dù có hoặc là không có vé, dù phải chen chúc chừa nhau vừa đủ mỗi người một chỗ đứng chân. Và dù hành khách có ồn ã, có đông nghẹt đến cỡ nào thì những chiếc xe điện ì ạch cũng không bao giờ có quyền than thở. Chúng vẫn nhẫn nại lết đi, vẫn mở cửa qua mỗi bến để đón thêm người. Hành khách quá đông, một khoang không đủ thì người Nga gắn thêm cho xe vài khoang nữa, chiếc xe điện luồn lách trên phố nom như một đoàn tàu, còn người trên xe chới với như chơi trò cút bắt cùng nhau.


Như đã nói đến ở trên, hành khách đi xe điện thường là người già, thêm nữa có trẻ em, và người thu nhập thấp. Bước lên đúng xe, chỉ cần trả 12 rúp là ta đã có thể đi đến đâu bất kể xa gần, những bác thu tiền vé chẳng bao giờ kèo nèo đòi thêm 1 cắc. Trên xe, ngồi có thể ngủ, đứng cũng có thể ngủ, ngủ đến cuối bến thì chắc chắn sẽ có người đánh thức dậy. Không sợ móc túi, không sợ giật đồ, cũng không sợ người ta bắt quỳ xuống vái lạy mới mở cửa cho xuống như ở Việt Nam. Mình thích điều này, nên chuyện ngủ gật nhờ các bạn nữ đi cùng đánh thức dậy hay ngủ quên lỡ bến trễ học là chuyện bình thường. Những lúc đứa trẻ nước ngoài có ria mép là mình cuống cuồng như thế là lại thêm cơ hội cho đám học sinh Nga một phen cười nghiêng ngả, mình cũng cười, vui mà, gãi đầu 1 lát là lại chả sao.

Có một điều lạ là phần đa những tài xế xe điện ở đây không phải đàn ông mà là phụ nữ. Có lẽ phụ nữ điềm tĩnh và nhẫn nại hơn chăng, hẳn vậy mà mình chưa thấy vụ hành khách nào xuống xe bị kẹt chân vì xe vội đóng cửa và lăn bánh, cũng không nghe chuyện xe vượt ẩu quệt ngã người ta, tài xế ngó đầu ra thấy họ máu me lồm cồm bò dậy thì lùi xe cán cho chết hẳn, có gì thì Công ty bảo hiểm chi trả, đỡ phải thuốc thang nuôi kẻ bị nạn cả đời. Nghĩ thế thôi, dù trời lạnh thì bước lên xe điện cũng ấm lòng hơn, không phải nem nép nhìn mọi người khiếp sợ như vô nhầm chuồng thú dữ.

Chiếc xe điện cởi mở vậy nên nhiều khi cũng dang tay hứng chịu không ít thiệt thòi. Người ta vác lên xe đủ thứ. Vật liệu xây dựng có, chậu cây cũng có, đất cát vung vãi nhiều nơi. Tuyết tan, nền xe cũng nhớp nháp không kém gì đường phố. Còn bao nhiêu trò hề khác nữa mà hành khách có thể nghĩ ra. Người ta nhai kẹo cao su rồi gắn bã xuống gầm. Lắm bác lè nhè uống rượu say, nhiều khi còn tè ra cả ghế. Giá trị đồng rúp giảm, lạm phát phi mã, vé xe cũng tăng theo. Khủng bố tiến dần xuống phía nam, mục tiêu thứ hai ngay sau vụ đánh bom nhà ga cũng là xe điện. Chiếc xe nổ tung, khung xe cũng sập sệ không nhận ra được nữa. Dù có thế thì ngay hôm sau trên tuyến ấy một chiếc xe điện khác chạy thế chỗ, và một hai hôm sau lại sớm đông người. Nó vẫn chạy, vẫn phục vụ mọi người với một thái độ tuyệt vời không hề ca thán, không cần phải lên Facebook viết status kêu ca lo sợ nọ kia làm người thân bạn bè ở nhà lo vỡ mật.


Sứ mệnh vĩ đại của nó là chuyển bánh để rút ngắn lại khoảng cách giữa nhà với chợ dưới chân những người già, khoảng cách giữa trường với Ký túc của cánh sinh viên, và cả khoảng cách giữa Ký túc tới những địa chỉ mua đồ mà hóa đơn tính bằng tiền triệu. Đi xe điện có một cái lợi, đó là nó đỗ tận sát bến, đỡ phải đi bộ nhiều, đỡ phải xách những túi hàng hiệu đi quá xa lỉnh kỉnh, đỡ luôn chuyện phải nhăn mặt dừng lại móc túi cho người ăn xin vài rúp, dù chỉ vài rúp thôi.

Mình thích đi xe điện, như một thói quen, mặc dù nhiều lúc bước chân lên là ngủ hoặc giá có thức thì cũng liểng xiểng say xe. Ngồi trên xe có thú vui nữa là đưa mắt nom đoàn xe phía sau xếp hàng rượt đuổi, nhanh mắt đọc hết những bảng quảng cáo chữ lớn nhiều màu, thi thoảng còn được nghe một chú bé con vừa chơi accordion vừa cúi mình cảm ơn trước vài xu lẻ từ tay hành khách. Hồi năm dự bị cũng hay đi chợ xa, một mình phải xách đồ ăn trong một tuần cho hai người, đến là mệt, mà tiếc tiền không dám bước lên xe. Cuốc bộ gần 3 cây số suốt 4 mùa với trĩu tay hai túi đồ cả chục ký. Giờ nghĩ lại hãy còn thấy hãi… Hãi hơn nữa là hôm Tết năm ấy, nghe lời người ta, không đem theo áo ấm, mặc phong phanh ngồi run trên xe điện dưới trời âm 30 độ C, rét gần chết. May mà có một bà Nga mặc bộ đồ trắng muốt tặng mình đôi găng tay len màu xám, đôi găng tay ấy giờ mình vẫn giữ, nhiều lúc chẳng biết yêu nước Nga vì điều gì ngoại trừ đôi găng tay ấy mà thôi.


...mà cứ liên thiên mãi, mình lại lỡ thêm một bến nữa rồi >”<
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
04 - Tiếng Nga, người bạn tri kỷ trên những nẻo đường

Bài tham dự cuộc thi viết "Nước Nga trong tôi" số 04:
Mời bạn xem tất cả bài dự thi tại đây.

Tên tác giả: Bùi Đức Quý
Năm sinh: 1989
Nơi sống và làm việc: Học viện Kỹ thuật Quân sự - 236 Hoàng Quốc Việt – Từ Liêm – Hà Nội.

Để bầu chọn, xin mời bạn nhấn vào các ngôi sao bên trên ứng với số điểm bạn chọn.
Từng cơn gió thổi mạnh trong đêm vắng tĩnh mịch làm tôi chợt bừng tỉnh trong căn phòng với ánh đèn mờ ảo. Chợt những kỉ niệm ngày xưa bỗng ùa về như cuốn phim tua chậm trong tâm trí. Trong lòng chợt dâng lên những cảm xúc thật khó tả, khao khát về một thời mộng mơ, tiếc nuối vì những gì đã qua đi không thể lấy lại.

Làm quen với Tiếng Nga một cách tình cờ vào những năm tháng học sinh cấp ba, trong đầu tôi lúc đó còn mơ hồ khái niệm với thứ ngoại ngữ ấy. Ngày đầu tiên bước chân vào ngôi trường Hoàng Văn Thụ - Thành Phố Hòa Bình, tôi khấp khởi nửa mừng nửa lo. Tại khu vực tiền sảnh của trường, các bạn học sinh đang tíu tít đăng ký nguyện vọng học. Tôi dừng lại khi thấy nụ cười của một “cô gái”, mà thực sự sau này tôi thầm cảm ơn giây phút ấy. Tôi đoán “cô ấy” chỉ đáng tuổi chị tôi với mái tóc tết gọn gàng chấm ngang lưng và nụ cười “như mùa thu tỏa nắng” và trên chiếc bàn nơi cô ngồi có tấm biển với dòng chữ in đậm “Lớp Tiếng Nga”. Ban đầu khi dự thi tôi đăng ký vào lớp chuyên Sinh của trường nhưng sau đó không đủ điểm và tôi đã đăng ký học lớp Tiếng Nga, có lẽ bởi vì nụ cười của cô ấy và sự ngây thơ của học trò khiến tôi tạm tin rằng tôi đã lựa chọn đúng. Một tuần sau là học buổi đầu tiên, tôi mới vỡ lẽ: hóa ra “cô gái” để lại ấn tượng khó phai trong suy nghĩ của tôi suốt những ngày qua lại là giáo viên chủ nhiệm lớp. Điều ấy khiến tôi cảm thấy phấn chấn đôi chút và buổi chiều tan học tôi lặng lẽ bước đi trên con đường hoa phượng rơi đầy với biết bao nhiêu dòng suy tư trong tâm trí… Những ngày đầu tiên không chỉ riêng bản thân tôi, mà nhiều bạn học cùng khóa trong lớp không tỏ vẻ mặn mà lắm với môn học Tiếng Nga – môn học chuyên ngành của chúng tôi, có bạn còn tỏ ra chán nản và làm việc riêng, “quậy phá” trong lớp khiến cô giáo chủ nhiệm rất phiền lòng. Về phần mình, tôi vẫn mơ màng trong những con số và hình vẽ của môn Đại số và Hình học và chẳng mấy khi bận tâm đến thứ ngoại ngữ mà tôi đã từng ca thán trong bữa cơm tối với mẹ là tôi đã lựa chọn sai lầm.

Nhưng rồi mọi thứ thay đổi kể từ buổi chiều hôm ấy, buổi chiều đầy nắng mà tôi không thể nào quên. Buổi học hôm ấy, vẫn như thường lệ tôi “mắt la mày lém” lôi cuốn sách Đại số ra làm bài tập về nhà ngay trong giờ học Tiếng Nga của cô giáo chủ nhiệm và gần như chẳng nghe một chút nào bài giảng của cô trên lớp. Không khí trong buổi học bỗng dưng trở nên nặng nề khó hiểu, cô giáo đưa cái nhìn bâng khuâng về phía tôi ngay khi tôi ngẩng đầu dậy. “Em! Đứng dậy trả lời câu hỏi của cô nào!” cô gọi tôi. Tôi đứng phắt dậy trong vô thức, mồ hôi vã ra như tắm, tay run lẩy bẩy, gập vội cuốn vở bài tập đang làm dở dang, tôi còn không nhớ là cô hỏi tôi điều gì. Giây phút ấy, cô giáo đến bên cạnh tôi và nhẹ nhàng đặt cuốn sách Đại số mà tôi giấu sang một bên nhìn tôi nghiêm nghị và hỏi: “Em có thực sự yêu Tiếng Nga không?” Tôi chết lặng người sau câu nói đó và không thể trả lời…

Những ngày sau đó, câu hỏi ấy cứ ám ảnh trong đầu khiến tôi day dứt không nguôi. Tôi như bừng tỉnh “sau cơn mê” . Qua tìm hiểu, tôi mới biết: Cô giáo tôi mới tốt nghiệp ra trường được phân công công tác phụ trách lớp tôi. Với đồng lương ít ỏi, cô đã không ngần ngại không quản nắng mưa động viên các bạn trong lớp tôi học lớp Tiếng Nga của cô mà không cần phải đóng một đồng học phí… Dạy chúng tôi cách phát âm, lập những đoạn hội thoại trên lớp và những đêm miệt mài soạn giáo án đến khuya, suy nghĩ về những phương pháp giảng dạy tích cực đã khiến cô thường xuyên đi làm với đôi mắt mệt mỏi. Tôi vẫn còn nhớ: ngày ấy, mặc dù còn rất trẻ, nhưng cô giáo tôi là người đầu tiên áp dụng phương pháp thi vấn đáp và giảng dạy trực quan sinh động trong khi biết bao giáo viên dạy ngoại ngữ khác vẫn quen với thói quen dạy học theo kiểu “đọc chép”, tổ chức thi viết, không phát triển được kĩ năng nhiều cho học sinh học ngoại ngữ. Có ngày chúng tôi chờ đợi tiết học Tiếng Nga của cô trong khoắc khoải, rồi hay tin cô bị ốm nặng không thể đứng lớp. Cảm giác trong chúng tôi lúc ấy là sự hối hận vô bờ bến và thầm mong cô sớm khỏi bệnh để chúng tôi lại được nghe cô giảng bài…


Khuôn viên trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ - TP. Hòa Bình
Cứ như vậy, Tiếng Nga chẳng biết tự lúc nào đã trở thành người bạn tri kỷ, niềm hạnh phúc, đam mê trong suốt đời học sinh của chúng tôi. Chúng tôi quyết tâm học thật tốt môn Tiếng Nga để không phụ lòng mong mỏi mà cô đã hi vọng và đặt niềm tin. Năm tôi học lớp 12 trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh môn Tiếng Nga tôi đã đạt giải Nhất. Niềm vui quá đỗi bất ngờ khiến tôi càng nỗ lực quyết tâm cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Chúng tôi tổ chức học nhóm vào buổi tối, ôn luyện ngay cả trong những ngày không có lịch học. Cơ sở vật chất của ngôi trường nơi chúng tôi theo học còn nhiều hạn chế, băng đĩa, tài liệu nghe Tiếng Nga rất ít ỏi, còn chúng tôi thì ngây thơ nghĩ rằng: hãy cố gắng nỗ lực hết sức, rồi mọi thứ sẽ đạt được như mong muốn của mình. Ngày thi đến, mặc dù bị ốm, nhưng tôi vẫn cố gắng để đi thi với hi vọng của bản thân, cha mẹ và của cô giáo tôi. Rồi khi biết kết quả, tất thảy chúng tôi chết lặng: không ai đạt giải trong kỳ thi quốc gia năm ấy… Tôi đã rơi nước mắt, những giọt nước mắt của sự tiếc nuối, của nỗi buồn vô hạn trước thất bại của tuổi trẻ đầy khát khao và nông nổi. Nhưng điều khiến tôi buồn nhất đó là tôi sợ phải gặp cô giáo chủ nhiệm, vì cô đã đặt niềm tin nơi chúng tôi nhiều đến nhường nào. Buổi chiều hôm ấy, tôi đã ở lại sau giờ tan học và tâm sự mọi chuyện với cô. Cô giáo tôi chỉ mỉm cười và nói: “Dù có thế nào, cô vẫn tự hào về các em!”. Mãi về sau này, nhiều khi tôi vẫn tự vấn bản thân, xen lẫn sự dằn vặt cố hữu: “Liệu giờ được một lần nữa làm lại, tôi có thể thay đổi mọi thứ hay không?”…

Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp cấp ba, chúng tôi ấp ủ cho riêng mình nhiều dự định và ước mơ trên những chặng đường mới trong cuộc sống. Mặc dù bận bịu với công việc, nhưng cô giáo chủ nhiệm vẫn đến thăm từng đứa trong lớp để động viên chúng tôi, hi vọng rằng chúng tôi sẽ có kết quả tốt trong kỳ thi đại học… Chúng tôi chia tay người giáo viên –“người mẹ” trên bục giảng với nhiều tâm sự và nỗi nhớ, cùng quyết tâm sẽ “vượt vũ môn” trong kỳ thi trọng đại của cuộc đời.

Học viện Khoa Học Quân sự
Tôi thi đỗ vào Học viện Khoa học Quân sự và năm thứ ba, tôi được nhà trường cử đi học một năm chuyển tiếp sinh tại Nga tại trường đại học tiếng nga quốc gia Puskin. Khoảng thời gian được đắm mình nơi “xứ sở bạch dương” đã để lại trong tôi những ấn tượng không thể nào quên. Tôi yêu vô cùng những thầy cô giáo Nga đã cao tuổi nhưng luôn dành những tình cảm đặc biệt với những sinh viên Việt Nam. Tôi nhớ những buổi chiều lang thang trên đường phố Matxcơva dưới cơn mưa tuyết lạnh giá và dòng người tấp nập, những đêm thao thức vì nỗi nhớ gia đình, phóng tầm mắt xa xa từ khung cửa sổ khu ký túc xá… Nước Nga trong tôi tựa như miền đất hứa. Tại đó tôi thực sự được sống với những ước mơ và hi vọng của tuổi trẻ.

Trong thời gian học tập tại Nga, một lần nữa, người giáo viên thứ hai khiến tôi rơi nước mắt trong “sự nghiệp đèn sách”. Cô có một hoàn cảnh rất đặc biệt, khó gần khi mới tiếp xúc với chúng tôi và đã 50 tuổi… Buổi kiểm tra miệng đầu tiên tôi đã “bị” điểm 3 do làm thiếu bài tập. Sự hờn dỗi của bản thân cộng với việc ngây thơ của tuổi trẻ khiến tôi có ác cảm với cô. Trong giờ giảng cô lên lớp tôi luôn giữ thái độ lạnh lùng và không sôi nổi giống như bạn bè cùng lớp hưởng ứng giờ học của cô. Tôi vẫn nhớ mãi bóng dáng cô trong chiếc áo khoác xù xì, mái tóc cắt ngang vai và đôi kính cận che gần nửa khuôn mặt và dáng điệu chậm rãi của cô trong từng lời nói…


Trường đại học Tiếng Nga Puskin – Matxcơva

Ngày thi môn học mà cô phụ trách giảng dạy, bạn bè tôi thì rủ nhau đi chơi xa, còn tôi lo lắng vô cùng, thức khuya ôn bài mấy ngày trời. Sáng hôm ấy, tôi dậy sớm, đứng lặng lẽ nhìn tuyết rơi ngoài cửa sổ, trong lòng ngổn ngang suy nghĩ nhưng vẫn không quên đọc lại những nội dung tôi đã ôn luyện… Thật bất ngờ, tôi trả lời tốt những câu hỏi mà cô giáo tôi đưa ra trong giờ kiểm tra và đạt điểm 5.
Cô có nói với tôi: “Tôi cứ nghĩ em là học sinh cá biệt của lớp. Hôm nay em trả thi rất tốt, tôi cho em 5 điểm. Hi vọng rằng em sẽ phát huy tốt tinh thần học tập ấy ở những môn học tiếp theo.” Hôm đó sẽ thực sự là ngày vui trọn vẹn đối với tôi nếu tôi không biết một sự thật sửng sốt về cô: cô giáo tôi không lập gia đình dù đã cao tuổi và hiện đang sống với cha đẻ. Tôi như chết lặng trong căn phòng và bất giác sống mũi cay cay. Tôi khóc vì thương cô giáo tôi, vì tôi thật ích kỷ khi đã không hiểu hoàn cảnh đặc biệt của cô… Tôi chạy như bay về phòng và tặng cô một thỏi sô cô la vào buổi học cuối cùng ấy. Sau ngày đó tôi rất ít khi được gặp cô, nhưng mỗi lần gặp tôi luôn nở nụ cười thật tươi cùng sự biết ơn cô thật nhiều trong suy nghĩ.



Đến nay đã được 5 năm kể từ ngày tôi trở về Việt Nam và kết thúc khóa học, tôi đã trở thành sĩ quan quân đội, trưởng thành hơn trong suy nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Tôi muốn về làm việc tại Thành phố Hòa Bình – nơi tôi vẫn coi là quê hương thứ hai trong đời, nhưng lại phải bằng lòng với cuộc sống xô bồ ở Thủ đô. Nhưng điều khiến tôi nuổi tiếc và xen lẫn cảm giác đau đớn đó là tôi không được làm việc đúng chuyên ngành Tiếng Nga mà tôi hằng ước mơ và theo đuổi từ khi còn là học viên. Gia đình tôi chuyển về sinh sống tại Hà Nội, tôi cũng không còn có cơ hội thường xuyên được gặp cô giáo cũ dạy Tiếng Nga của tôi ngày xưa nữa… Cuộc sống sau khi ra trường với tôi không còn nhiều ước mơ hoài bão như khi còn đắm chìm trong đèn sách trước kia, mà phải lo toan nhiều điều và đối mặt với những khó khăn trong công việc. Tôi vẫn có thói quen vào ngày nghỉ thay vì tụ tập bù khú với bạn bè, thì lại lấy sách Tiếng Nga ra tự học, hoặc lang thang trên các diễn đàn Tiếng Nga trên mạng Internet để học hỏi thêm kiến thức… Điều đó khiến tôi cảm thấy vơi bớt nỗi nhớ nước Nga và nhiều khi là “sự giải sầu” vô cùng hiệu quả… Đã có những đếm trong giấc mộng, tôi mơ mình một lần nữa được trở lại nước Nga, được sống với niềm hạnh phúc vô bờ bến với biết bao ước mơ và hi vọng. Khi giật mình tỉnh giấc, tôi lại thở dài tiếc nuối. Tôi vẫn thường tự nhủ: “Tại sao trẻ con lại có đôi mắt trong veo như thế còn người lớn thì không ? Có lẽ vì chứng kiến quá nhiều sự bất công, trái ngang trong cuộc đời đã khiến đôi mắt họ đục dần đi theo năm tháng”. Có những khi vất vả và phiền lòng vì công việc, vì sự nghiệt ngã của dòng đời, tôi lại “thèm” một buổi tối tĩnh lặng, nghe những bài hát nhẹ nhàng bên cạnh cuốn sách Tiếng Nga – người bạn mà tôi không bao giờ muốn rời xa trong cuộc sống. Có thể những ước mơ của tôi sẽ không bao giờ thành hiện thực, nhưng tôi vẫn thầm cảm ơn nước Nga, cảm ơn Tiếng Nga, cảm ơn những người giáo viên âm thầm đã bước chân vào cuộc sống của tôi và để lại cho tôi những kỷ niệm không thể nào quên.

Trước ngưỡng cửa cuộc đời với biết bao khó khăn, vất vả tôi mới hiểu: tìm ra một "người mẹ" trên bục giảng như cô giáo tôi bây giờ thật khó. Tôi tiếc nuối và muốn một lần được quay trở lại quá khứ với những đêm miệt mài đèn sách ôn thi. Tôi muốn được một lần nữa nhìn lại con sông Đà hùng vĩ tung bọt trắng xóa và công trình Thủy điện Hòa Bình – niềm tự hào của Việt Nam trong quá khứ, kết tinh của tình hữu nghị Việt – Nga mãi mãi vững bền… Tôi muốn được một lần nữa ngồi nghe cô giáo cũ của tôi giảng bài Tiếng Nga trên bục giảng với niềm say mê lạ kì. Tôi muốn nhìn thấy “người mẹ ấy”, thấy nụ cười và đôi mắt của biết bao đêm miệt mài soạn giáo án tới sáng vì học trò... Tôi muốn một lần nữa sống với ước mơ và hi vọng thực sự.

Công trình thủy điện Hòa Bình – niềm tự hào tình hữu nghị Việt - Nga

Mải miết theo những dòng cảm xúc bất tận, tôi chợt nhận ra những tia nắng đầu tiên của buổi sớm đã le lói khắp căn phòng, lại chuẩn bị một ngày mới bận rộn với công việc thường nhật… Tối nay tôi lại tự học Tiếng Nga…
Hà Nội những đêm sống với hoài niệm
 

Thanh Tùng TB

Thành viên thường

Từng cơn gió thổi mạnh trong đêm vắng tĩnh mịch làm tôi chợt bừng tỉnh trong căn phòng với ánh đèn mờ ảo. Chợt những kỉ niệm ngày xưa bỗng ùa về như cuốn phim tua chậm trong tâm trí. Trong lòng chợt dâng lên những cảm xúc thật khó tả, khao khát về một thời mộng mơ, tiếc nuối vì những gì đã qua đi không thể lấy lại.

Làm quen với Tiếng Nga một cách tình cờ vào những năm tháng học sinh cấp ba, trong đầu tôi lúc đó còn mơ hồ khái niệm với thứ ngoại ngữ ấy. Ngày đầu tiên bước chân vào ngôi trường Hoàng Văn Thụ - Thành Phố Hòa Bình, tôi khấp khởi nửa mừng nửa lo. Tại khu vực tiền sảnh của trường, các bạn học sinh đang tíu tít đăng ký nguyện vọng học. Tôi dừng lại khi thấy nụ cười của một “cô gái”, mà thực sự sau này tôi thầm cảm ơn giây phút ấy. Tôi đoán “cô ấy” chỉ đáng tuổi chị tôi với mái tóc tết gọn gàng chấm ngang lưng và nụ cười “như mùa thu tỏa nắng” và trên chiếc bàn nơi cô ngồi có tấm biển với dòng chữ in đậm “Lớp Tiếng Nga”. Ban đầu khi dự thi tôi đăng ký vào lớp chuyên Sinh của trường nhưng sau đó không đủ điểm và tôi đã đăng ký học lớp Tiếng Nga, có lẽ bởi vì nụ cười của cô ấy và sự ngây thơ của học trò khiến tôi tạm tin rằng tôi đã lựa chọn đúng. Một tuần sau là học buổi đầu tiên, tôi mới vỡ lẽ: hóa ra “cô gái” để lại ấn tượng khó phai trong suy nghĩ của tôi suốt những ngày qua lại là giáo viên chủ nhiệm lớp. Điều ấy khiến tôi cảm thấy phấn chấn đôi chút và buổi chiều tan học tôi lặng lẽ bước đi trên con đường hoa phượng rơi đầy với biết bao nhiêu nhiêu dòng suy tư trong tâm trí… Những ngày đầu tiên không chỉ riêng bản thân tôi, mà nhiều bạn học cùng khóa trong lớp không tỏ vẻ mặn mà lắm với môn học Tiếng Nga – môn học chuyên ngành của chúng tôi, có bạn còn tỏ ra chán nản và làm việc riêng, “quậy phá” trong lớp khiến cô giáo chủ nhiệm rất phiền lòng. Về phần mình, tôi vẫn mơ màng trong những con số và hình vẽ của môn Đại số và Hình học và chẳng mấy khi bận tâm đến thứ ngoại ngữ mà tôi đã từng ca thán trong bữa cơm tối với mẹ là tôi đã lựa chọn sai lầm.

Nhưng rồi mọi thứ thay đổi kể từ buổi chiều hôm ấy, buổi chiều đầy nắng mà tôi không thể nào quên. Buổi học hôm ấy, vẫn như thường lệ tôi “mắt la mày lém” lôi cuốn sách Đại số ra làm bài tập về nhà ngay trong giờ học Tiếng Nga của cô giáo chủ nhiệm và gần như chẳng nghe một chút nào bài giảng của cô trên lớp. Không khí trong buổi học bỗng dưng trở nên nặng nề khó hiểu, cô giáo đưa cái nhìn bâng khuâng về phía tôi ngay khi tôi ngẩng đầu dậy. “Em! Đứng dậy trả lời câu hỏi của cô nào!” cô gọi tôi. Tôi đứng phắt dậy trong vô thức, mồ hôi vã ra như tắm, tay run lẩy bẩy, gập vội cuốn vở bài tập đang làm dở dang, tôi còn không nhớ là cô hỏi tôi điều gì. Giây phút ấy, cô giáo đến bên cạnh tôi và nhẹ nhàng đặt cuốn sách Đại số mà tôi giấu sang một bên nhìn tôi nghiêm nghị và hỏi: “Em có thực sự yêu Tiếng Nga không?” Tôi chết lặng người sau câu nói đó và không thể trả lời…

Những ngày sau đó, câu hỏi ấy cứ ám ảnh trong đầu khiến tôi day dứt không nguôi. Tôi như bừng tỉnh “sau cơn mê” . Qua tìm hiểu, tôi mới biết: Cô giáo tôi mới tốt nghiệp ra trường được phân công công tác phụ trách lớp tôi. Với đồng lương ít ỏi, cô đã không ngần ngại không quản nắng mưa động viên các bạn trong lớp tôi học lớp Tiếng Nga của cô mà không cần phải đóng một đồng học phí… Dạy chúng tôi cách phát âm, lập những đoạn hội thoại trên lớp và những đêm miệt mài soạn giáo án đến khuya, suy nghĩ về những phương pháp giảng dạy tích đã khiến cô thường xuyên đi làm với đôi mắt mệt mỏi. Tôi vẫn còn nhớ: ngày ấy, mặc dù còn rất trẻ, nhưng cô giáo tôi là người đầu tiên áp dụng phương pháp thi vấn đáp và giảng dạy trực quan sinh động trong khi biết bao giáo viên dạy ngoại ngữ khác vẫn quen với thói quen dạy học theo kiểu “đọc chép”, tổ chức thi viết, không phát triển được kĩ năng nhiều cho học sinh học ngoại ngữ. Có ngày chúng tôi chờ đợi tiết học Tiếng Nga của cô trong khoắc khoải, rồi hay tin cô bị ốm nặng không thể đứng lớp. Cảm giác trong chúng tôi lúc ấy là sự hối hận vô bờ bến và thầm mong cô sớm khỏi bệnh để chúng tôi lại được nghe cô giảng bài…


Khuôn viên trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ - TP. Hòa Bình
Cứ như vậy, Tiếng Nga chẳng biết tự lúc nào đã trở thành người bạn tri kỷ, niềm hạnh phúc, đam mê trong suốt đời học sinh của chúng tôi. Chúng tôi quyết tâm học thật tốt môn Tiếng Nga để không phụ lòng mong mỏi mà cô đã hi vọng và đặt niềm tin. Năm tôi học lớp 12 trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh môn Tiếng Nga tôi đã đạt giải Nhất. Niềm vui quá đỗi bất ngờ khiến tôi càng nỗ lực quyết tâm cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Chúng tôi tổ chức học nhóm vào buổi tối, ôn luyện ngay cả trong những ngày không có lịch học. Cơ sở vật chất của ngôi trường nơi chúng tôi theo học còn nhiều hạn chế, băng đĩa, tài liệu nghe Tiếng Nga rất ít ỏi, còn chúng tôi thì ngây thơ nghĩ rằng: hãy cố gắng nỗ lực hết sức, rồi mọi thứ sẽ đạt được như mong muốn của mình. Ngày thi đến, mặc dù bị ốm, nhưng tôi vẫn cố gắng để đi thi với hi vọng của bản thân, cha mẹ và của cô giáo tôi. Rồi khi biết kết quả, tất thảy chúng tôi chết lặng: không ai đạt giải trong kỳ thi quốc gia năm ấy… Tôi đã rơi nước mắt, những giọt nước mắt của sự tiếc nuối, của nỗi buồn vô hạn trước thất bại của tuổi trẻ đầy khát khao và nông nổi. Nhưng điều khiến tôi buồn nhất đó là tôi sợ phải gặp cô giáo chủ nhiệm, vì cô đã đặt niềm tin nơi chúng tôi nhiều đến nhường nào. Buổi chiều hôm ấy, tôi đã ở lại sau giờ tan học và tâm sự mọi chuyện với cô. Cô giáo tôi chỉ mỉm cười và nói: “Dù có thế nào, cô vẫn tự hào về các em!”. Mãi về sau này, nhiều khi tôi vẫn tự vấn bản thân, xen lẫn sự dằn vặt cố hữu: “Liệu giờ được một lần nữa làm lại, tôi có thể thay đổi mọi thứ hay không?”…

Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp cấp ba, chúng tôi ấp ủ cho riêng mình nhiều dự định và ước mơ trên những chặng đường mới trong cuộc sống. Mặc dù bận bịu với công việc, nhưng cô giáo chủ nhiệm vẫn đến thăm từng đứa trong lớp để động viên chúng tôi, hi vọng rằng chúng tôi sẽ có kết quả tốt trong kỳ thi đại học… Chúng tôi chia tay người giáo viên –“người mẹ” trên bục giảng với nhiều tâm sự và nỗi nhớ, cùng quyết tâm sẽ “vượt vũ môn” trong kỳ thi trọng đại của cuộc đời.

Học viện Khoa Học Quân sự
Tôi thi đỗ vào Học viện Khoa học Quân sự và năm thứ ba, tôi được nhà trường cử đi học một năm chuyển tiếp sinh tại Nga tại trường đại học tiếng nga quốc gia Puskin. Khoảng thời gian được đắm mình nơi “xứ sở bạch dương” đã để lại trong tôi những ấn tượng không thể nào quên. Tôi yêu vô cùng những thầy cô giáo Nga đã cao tuổi nhưng luôn dành những tình cảm đặc biệt với những sinh viên Việt Nam. Tôi nhớ những buổi chiều lang thang trên đường phố Matxcơva dưới cơn mưa tuyết lạnh giá và dòng người tấp nập, những đêm thao thức vì nỗi nhớ gia đình, phóng tầm mắt xa xa từ khung cửa sổ khu ký túc xá… Nước Nga trong tôi tựa như miền đất hứa. Tại đó tôi thực sự được sống với những ước mơ và hi vọng của tuổi trẻ.

Trong thời gian học tập tại Nga, một lần nữa, người giáo viên thứ hai khiến tôi rơi nước mắt trong “sự nghiệp đèn sách”. Cô có một hoàn cảnh rất đặc biệt, khó gần khi mới tiếp xúc với chúng tôi và đã 50 tuổi… Buổi kiểm tra miệng đầu tiên tôi đã “bị” điểm 3 do làm thiếu bài tập. Sự hờn dỗi của bản thân cộng với việc ngây thơ của tuổi trẻ khiến tôi có ác cảm với cô. Trong giờ giảng cô lên lớp tôi luôn giữ thái độ lạnh lùng và không sôi nổi giống như bạn bè cùng lớp hưởng ứng giờ học của cô. Tôi vẫn nhớ mãi bóng dáng cô trong chiếc áo khoác xù xì, mái tóc cắt ngang vai và đôi kính cận che gần nửa khuôn mặt và dáng điệu chậm rãi của cô trong từng lời nói…


Trường đại học Tiếng Nga Puskin – Matxcơva

Ngày thi môn học mà cô phụ trách giảng dạy, bạn bè tôi thì rủ nhau đi chơi xa, còn tôi lo lắng vô cùng, thức khuya ôn bài mấy ngày trời. Sáng hôm ấy, tôi dậy sớm, đứng lặng lẽ nhìn tuyết rơi ngoài cửa sổ, trong lòng ngổn ngang suy nghĩ nhưng vẫn không quên đọc lại những nội dung tôi đã ôn luyện… Thật bất ngờ, tôi trả lời tốt những câu hỏi mà cô giáo tôi đưa ra trong giờ kiểm tra và đạt điểm 5.
Cô có nói với tôi: “Tôi cứ nghĩ em là học sinh cá biệt của lớp. Hôm nay em trả thi rất tốt, tôi cho em 5 điểm. Hi vọng rằng em sẽ phát huy tốt tinh thần học tập ấy ở những môn học tiếp theo.” Hôm đó sẽ thực sự là ngày vui trọn vẹn đối với tôi nếu tôi không biết một sự thật sửng sốt về cô: cô giáo tôi không lập gia đình dù đã cao tuổi và hiện đang sống với cha đẻ. Tôi như chết lặng trong căn phòng và bất giác sống mũi cay cay. Tôi khóc vì thương cô giáo tôi, vì tôi thật ích kỷ khi đã không hiểu hoàn cảnh đặc biệt của cô… Tôi chạy như bay về phòng và tặng cô một thỏi sô cô la vào buổi học cuối cùng ấy. Sau ngày đó tôi rất ít khi được gặp cô, nhưng mỗi lần gặp tôi luôn nở nụ cười thật tươi cùng sự biết ơn cô thật nhiều trong suy nghĩ.



Đến nay đã được 5 năm kể từ ngày tôi trở về Việt Nam và kết thúc khóa học, tôi đã trở thành sĩ quan quân đội, trưởng thành hơn trong suy nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Tôi muốn về làm việc tại Thành phố Hòa Bình – nơi tôi vẫn coi là quê hương thứ hai trong đời, nhưng lại phải bằng lòng với cuộc sống xô bồ ở Thủ đô. Nhưng điều khiến tôi nuổi tiếc và xen lẫn cảm giác đau đớn đó là tôi không được làm việc đúng chuyên ngành Tiếng Nga mà tôi hằng ước mơ và theo đuổi từ khi còn là học viên. Gia đình tôi chuyển về sinh sống tại Hà Nội, tôi cũng không còn có cơ hội thường xuyên được gặp cô giáo cũ dạy Tiếng Nga của tôi ngày xưa nữa… Cuộc sống sau khi ra trường với tôi không còn nhiều ước mơ hoài bão như khi còn đắm chìm trong đèn sách trước kia, mà phải lo toan nhiều điều và đối mặt với những khó khăn trong công việc. Tôi vẫn có thói quen vào ngày nghỉ thay vì tụ tập bù khú với bạn bè, thì lại lấy sách Tiếng Nga ra tự học, hoặc lang thang trên các diễn đàn Tiếng Nga trên mạng Internet để học hỏi thêm kiến thức… Điều đó khiến tôi cảm thấy vơi bớt nỗi nhớ nước Nga và nhiều khi là “sự giải sầu” vô cùng hiệu quả… Đã có những đếm trong giấc mộng, tôi mơ mình một lần nữa được trở lại nước Nga, được sống với niềm hạnh phúc vô bờ bến với biết bao ước mơ và hi vọng. Khi giật mình tỉnh giấc, tôi lại thở dài tiếc nuối. Tôi vẫn thường tự nhủ: “Tại sao trẻ con lại có đôi mắt trong veo như thế còn người lớn thì không ? Có lẽ vì chứng kiến quá nhiều sự bất công, trái ngang trong cuộc đời đã khiến đôi mắt họ đục dần đi theo năm tháng”. Có những khi vất vả và phiền lòng vì công việc, vì sự nghiệt ngã của dòng đời, tôi lại “thèm” một buổi tối tĩnh lặng, nghe những bài hát nhẹ nhàng bên cạnh cuốn sách Tiếng Nga – người bạn mà tôi không bao giờ muốn rời xa trong cuộc sống. Có thể những ước mơ của tôi sẽ không bao giờ thành hiện thực, nhưng tôi vẫn thầm cảm ơn nước Nga, cảm ơn Tiếng Nga, cảm ơn những người giáo viên âm thầm đã bước chân vào cuộc sống của tôi và để lại cho tôi những kỷ niệm không thể nào quên.

Trước ngưỡng cửa cuộc đời với biết bao khó khăn, vất vả tôi mới hiểu: tìm ra một "người mẹ" trên bục giảng như cô giáo tôi bây giờ thật khó. Tôi tiếc nuối và muốn một lần được quay trở lại quá khứ với những đêm miệt mài đèn sách ôn thi. Tôi muốn được một lần nữa nhìn lại con sông Đà hùng vĩ tung bọt trắng xóa và công trình Thủy điện Hòa Bình – niềm tự hào của Việt Nam trong quá khứ, kết tinh của tình hữu nghị Việt – Nga mãi mãi vững bền… Tôi muốn được một lần nữa ngồi nghe cô giáo cũ của tôi giảng bài Tiếng Nga trên bục giảng với niềm say mê lạ kì. Tôi muốn nhìn thấy “người mẹ ấy”, thấy nụ cười và đôi mắt của biết bao đêm miệt mài soạn giáo án tới sáng vì học trò... Tôi muốn một lần nữa sống với ước mơ và hi vọng thực sự.

Công trình thủy điện Hòa Bình – niệm tự hào tình hữu nghị Việt - Nga

Mải miết theo những dòng cảm xúc bất tận, tôi chợt nhận ra những tia nắng đầu tiên của buổi sớm đã le lói khắp căn phòng, lại chuẩn bị một ngày mới bận rộn với công việc thường nhật… Tối nay tôi lại tự học Tiếng Nga…
Hà Nội những đêm sống với hoài niệm
 

Phan Huy Chung

Thành viên thân thiết
Наш Друг
@vinhtq xem lại vấn đề kỹ thuật!, ấn 5 sao nhưng không được, hệ thống ủng hộ không làm việc!!!! Bài viết thật tâm huyết , thể hiện một tấm lòng với cái nhìn thật sâu.tớ thích sự thẳng thắn!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngọc Trần

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Bài tham dự cuộc thi viết "Nước Nga trong tôi" số 05:
Mời bạn xem tất cả bài dự thi tại đây.
Tên tác giả: Nguyễn Anh Nam
Năm sinh: 1981
Nơi sống và làm việc: Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông/tp Vladivostok
Để bầu chọn, xin mời bạn nhấn vào các ngôi sao bên trên ứng với số điểm bạn chọn.​
“Hoàng thiên bất phụ khổ nhân tâm” – dù sao ông trời cũng thương xót kẻ tha hương nên đã vô tình để lộ ra một góc cho “nhớ về quê hương”.

Kafema - Cà phê Việt nơi đất khách

Nói về vấn đề cà phê, không thể không nói qua về những người bạn nơi quê nhà. Mỗi tuần, tùy theo hứng thú mà nhóm có thể gặp nhau vài lần tại các quán cà phê. Và hầu như không có tuần nào trống trong suốt mấy năm qua. Chính điều này đã hình thành thói quen ra quán uống cà phê.

Đi uống cà phê không chỉ đơn thuần là thưởng thức một ly cà phê ngon. Quá cà phê còn là nơi gặp gỡ của cả nhóm, là nơi trao đổi tất cả các vấn đề, những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Cũng không ít lần cả nhóm ngồi với nhau mà chẳng ai nói với ai câu nào. Mỗi người theo đuổi một suy tính, một công việc nào đó. Vậy mà khi ra về, lòng vẫn thấy vui, thấy nhẹ nhõm hơn. Những lo toan trong cuộc sống thường nhật đã được san sẻ qua mùi cà phê mà không cần phương tiện truyền tải thông thường nhất của loài người là ngôn ngữ. Cả nhóm đã là một khối thống nhất với chất keo chính là những ly cà phê như vậy. Mỗi người trong nhóm cũng đã “thông” với những người còn lại qua những ly cà phê. Hoàn toàn có thể khẳng định rằng cà phê là một yếu tố không thể thiếu trong tình bạn của nhóm!

“Xảy nhà ra thất nghiệp” – biết rằng không chính xác nhưng cứ ôm tạm câu nói này để miêu tả về vấn đề cà phê, cà pháo ở nơi xứ lạ.

Hôm trước nghe bài thuyết trình về vấn đề sốc văn hóa, hôm nay ngồi nghĩ lại mới thấy hóa ra trong sốc văn hóa có cả… “sốc cà phê”!

Phát sốc đầu tiên là tại Hàn Quốc, khi phải transit đến 4 tiếng đồng hồ. Với 4 tiếng ngồi vạ vật chờ đợi ở sân bay thì 1 cốc cà phê là sự lựa chọn hợp lý nhất. Đến lúc này, “sốc cà phê” lại còn kèm theo cả “sốc tiền tệ”: mỗi cốc cà phê Capuccino ở sân bay Hàn giá 3,5USD, gấp 4-5 lần 1 cốc cà phê bình thường vẫn dùng ở thủ đô khói bụi. Thôi đành chấp nhận. Đi Tây mà!

Hóa ra tiền đắt thì cốc cà phê cũng to tổ bố, chỉ tiếc là nhạt như nước lã! Ai đã quen với cà phê Việt thì uống cốc cà phê này không sốc mới lạ.

Nhạt nhẽo. Nhưng vẫn phải uống. Không uống thì… xót! 70.000VNĐ chứ ít à?

Một quán cà phê tại Sân bay Incheon (Seoul/Hàn Quốc)

Mấy ngày mới sang trời Tây toàn phải chơi cà phê gói, nhưng cái thói quen ra quán làm cho việc uống cà phê tại gia mất hứng thú. Thêm cái việc chưa lắp đặt được internet để liên hệ về gia đình là đủ lý do để tìm đến 1 quán cà phê wifi và hùng dũng gọi 1 cốc cà phê (dù xót).

Do có kinh nghiệm ở Hàn nên lần này không dính “sốc cà phê” nữa. Tuy nhiên, không thể thoát được cái cảm giác chán chán khi ôm cốc cà phê to như mả bố thằng ăn mày mà tống vào mồm. Uống cà phê mà cứ tưởng mình đang đi uống bia hơi Hải Xồm!

Hơn nữa, dân Tây chả có cái thói quen ngồi cà phê lâu và dai như ở xứ ta. Ở đây chả có cái cảnh sáng sáng đi ăn sáng rồi kéo nhau ra quán cà phê, ngắm cà phê tí tách ngấm qua phin rồi vừa nhâm nhi từng giọt đắng vừa lướt qua mấy tờ báo mới.

Tất cả những điều này đều được dân Tây thực hiện ở nhà riêng. Quán cà phê chỉ là nơi hẹn gặp bạn bè, đối tác… Khi hết việc thì ực một phát hết cốc cà phê nhạt toẹt rồi đứng dậy trả tiền. Vậy là cái thói quen ngồi dai, ngồi lâu đành phải gửi qua email về cho lũ bạn ở nhà!

“Hoàng thiên bất phụ khổ nhân tâm” – dù sao ông trời cũng thương xót kẻ tha hương nên đã vô tình để lộ ra một góc cho “nhớ về quê hương”.

Kafema – một cửa hàng nhỏ, chừng 20m2 với chức năng chính là bán cà phê nguyên liệu cũng như các vật dụng liên quan đến cà phê: máy pha, phim, cốc… Để tăng thêm doanh thu, cũng là một chiêu quảng cáo chất lượng sản phẩm, ông chủ quán đã đặt thêm “4 bàn 8 ghế” cho khách hàng thưởng thức cà phê ngay tại quán. Chỉ “4 bàn 8 ghế” vì quán quá nhỏ, không thể nhét thêm nữa!



Cảnh "4 bàn 8 ghế"

Tại sao lại có tiêu đề “Kafema – cà phê Việt nơi đất khách”? Vì đến thời điểm này vẫn chưa thể tìm ra một quán khác có được cái hồn Việt hơn Kafema!

Bước vào quán, khách hàng có thể thấy ngay những thùng carton mang thương hiệu Vinacafe. Trên những giá hàng, cà phê Việt cũng hoành tráng “sánh vai với các cường quốc năm châu”.


Sánh vai cùng "Colombia"

Một điểm nhấn ở đây là không khí thơm nức mùi cà phê với tiếng nhạc nhè nhẹ, dặt dìu không khác mấy so với các quán cà phê tại Việt Nam.

Cái hồn Việt được thể hiện ngay trên tường với 2 bức tranh nhỏ: Vịnh Hạ Long và cậu bé mục đồng đội nón lá cưỡi trâu. (Made in Vietnam!)


Vịnh Hạ Long và Cậu bé mục đồng giữa thế giới cà phê

Mỗi lần chui vào đây lại tìm cách để ngồi đối diện với 2 bức tranh ấy. Ngồi để ngắm, ngồi để nhìn thấy Việt Nam, để cho vơi nỗi nhớ. Và quan trọng nhất là cũng giống như mấy quán cà phê quen tại Việt Nam, mỗi lần đến đây lại thấy vơi đi những nỗi buồn, những lo lắng hay toan tính trong cuộc sống.

Điều thú vị nữa là trong cái quán cà phê nhỏ xíu và xa xôi này lại có những con người khá vui vẻ, thân tiện giống như 2 quán cà phê đã quen thuộc tại Việt Nam (Benben và River Corner).

Đầu tiên là ông chủ quán, một con người đã đứng tuổi nhưng khá nhanh nhẹn, có vẻ rất năng động. Ông đã đi nhiều nơi trên thế giới để tìm, nhập cà phê về đây. Trong các điểm đến của ông, Việt Nam cũng đã để lại nhiều ấn tượng. Làm sao không thể ấn tượng khi ông đã từng có mặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh… Cái cách di chuyển của ông tại Việt Nam cũng khá thú vị: bắt xe khách để chạy dọc theo chiều dài của dải đất hình chữ S.


Ông chủ Kafema ngồi bán hàng

Bên cạnh ông chủ còn có 2 cô nhân viên trẻ trung, xinh đẹp. Không thể phủ nhận vẻ đẹp của họ: đẹp cả về vẻ bề ngoài lẫn tính cách. Do phải theo truyền thống phương Tây nên chả dám hỏi các cô bao nhiêu tuổi nữa. Sau lần đầu tiên vào quán, giờ các cô đã nhớ mặt nên chỉ cần bước chân vào quán đã được các cô dành cho những nụ cười rất tươi và một cốc cà phê theo kiểu Việt. Qua nhiều lần quan sát, để ý mới phát hiện ra rằng không phải khách hàng nào cũng nhận được cái vinh dự này!


Katia (Ảnh hơi mờ do chụp kém)

Katarina

Do bức hình trước hơi mờ, Katia đã "yêu cầu" người viết đổi hình.

Đây là tấm hình mới update về cả 2 cô nhân viên tại Kafema

Nói đến “cà phê theo kiểu Việt” lại phải dài dòng 1 tí.

Lần đầu tiên đến uống cà phê tại Kafema đã được thưởng thức một cốc cà phê pha phin lõng bõng, nhạt nhẽo! Chả thèm quan tâm đến vốn ngoại ngữ còn loãng hơn cả cà phê của quán, cứ lao bừa vào mà giải thích: tôi muốn uống cà phê, nguyên chất, của Việt Nam, pha bằng phin, ít nước thôi, thêm 1 chút sữa….

Sau cái lần giải thích ấy, không ngờ mấy cô bé cũng hiểu ra vấn đề và có phương án xử lý mới: xay cà phê, cho vào phin rồi bê ra bàn kèm theo 1 ca nước sôi sùng sục, 1 ca sữa nhỏ cho thằng châu Á… tự sướng. Tất nhiên, các cô không bao giờ quên những nụ cười ấm áp giành cho vị khách quái dị của quán.

Xa Việt Nam vẫn có thể thưởng thức cái hồn Việt qua những giọt cà phê tí tách

Và thế là Kafema đã trở thành một lựa chọn, một địa điểm không thể không đến mỗi tuần.

Hôm nay, một ngày mưa rét, lại vào Kafema. Vào đây để cảm nhận cái không khí ấm áp, cái không khí có chút hơi hướng Việt Nam. Vào đây để ngắm vịnh Hạ Long, để ngắm cậu bé mục đồng đội nón lá cưỡi trên lưng trâu. Vào đây để nhớ về nơi quê hương ở phương Nam ấm áp. Vào đây để nhớ đến bọn bạn mà còn rất lâu nữa mới có thể gặp gỡ, cùng nhâm nhi cà phê, cùng chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống hoặc chỉ đơn thuần là chém cho đời bớt gió!
 
Top