Tác gia Vasiliy Zhukovskiy

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
Tác gia Vasiliy Andreyevich Zhukovskiy sinh năm 1783 và thác năm 1852. Ông thường được coi là hiện thân cao quý nhất của dòng văn nghệ lãng mạn Nga thời đại Yekaterina. Các trứ tác Vasiliy Zhukovskiy, tất nhiên ở thuở đó, còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn nghệ Phổ. Tương truyền, ngay sau khi đọc ấn bản Ruslan và Lyudmila của chàng thiếu sinh quân Aleksandr Pushkin, Zhukovskiy đã gửi tặng Pushkin bức chân dung mình kèm lạc khoản "Thầy chiến-bại tặng trò chiến-thắng" (Победителю-ученику от побеждённого учителя). Nhưng đáng tiếc thay, người học trò tài danh đó lại không sống lâu hơn ông thầy quý hóa.

Василий Андреевич Жуковский (29 января [9 февраля] 1783, село Мишенское, Белёвский уезд, Тульская губерния — 12 [24] апреля 1852, Баден, Великое герцогство Баден) — русский поэт, один из основоположников романтизма в русской поэзии, автор элегий, посланий, песен, романсов, баллад и эпических произведений. Также известен как переводчик поэзии и прозы, литературный критик и педагог. В 1817—1841 годах учитель русского языка великой княгини, а затем императрицы Александры Фёдоровны и наставник цесаревича Александра Николаевича. Тайный советник (1841). Автор слов государственного гимна Российской империи «Боже, Царя храни !» (1833).

В литературном отношении считал себя учеником Н. М. Карамзина. Участник литературного объединения «Арзамас» с 1815 года, в 1818 году принят действительным членом Академии Российской. Вошёл в сонм первостепенных русских классиков, литературный наставник А. С. Пушкина. Реформатор русской поэзии, в число стихотворных размеров русского языка ввёл амфибрахий и белый пятистопный ямб. Усовершенствовал русский гекзаметр, автор классического перевода «Одиссеи» (1842—1846).
 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
ДВЕНАДЦАТЬ СПЯЩИХ ДЕВ

Предваряя повествования, читателю представляется обращение к подруге юных дней - Мечте, чье присутствие обеспечит сладкие воспоминания.

Громобой

В кручине сидел Громобой над пнистой рекой Днепр, в самую далекую старину. Он нищ и бездомен, клянет свою судьбу и готов свести счеты с жизнью. Но ему является принявший образ сурового старика Асмодей и сулит Громобою веселье, богатство, расположение дев и дружбу князей. За все это Громобой должен посулить свою душу. Асмодей уверяет, что ад не так уж страшен, что он ничем не хуже рая, и что в любом случае именно в ад попадет Громобой, раньше или позже. Тот, недолго думая, подписывает договор. Асмодей дает Громобою кошелек со златом непереводящимся и обещает десять лет счастливой и беспечной жизни. Громобой выходит в люди, при нем теперь все, о чем мечталось - достаток, богатство, удача. Не смутившись мольбами двенадцати дев, он похитил их, и каждая родила Громобою по дочери. Но отеческие чувства ему неведомы, дочери растут в монастыре, отец же вовсе не проявляет о них заботы. И все же годы летят быстро, и вот приходит последний из дарованных Асмодеем безбедных дней. В тоске Громобой пытается найти спасение у Спасовой иконы, однако в душе его нет веры, и он пытается купить себе прощение молитвами двенадцати невинных дочерей. Дочери возносят кроткие молитвы, но, когда приходит ночь, они засыпают.

Приходит глухая ночь, и кажется, что сама природа угрожает Громобою. Он умоляет явившегося беса об отсрочке, но тот неумолим - он намеревается исторгнуть душу Громобоя и низвергнуть в ад, теперь уже вовсе не скрывая его ужасов. Однако, видя спящих дев, бес воспламеняется новой идеей. Он предлагает Громобою продать души дочерей, за что тот сможет получить еще десять лет беспечной и богатой жизни. Громобой устрашен представшими перед ними безднами ада, он соглашается. Будит дочерей и подписывает их руками договор, получив желанную отсрочку. Однако после того, как он погубил собственных чад, жизнь утратила для Громобоя радость и отраду, она постыла и превратилась в ожидание кона. Он испытывает страшные муки, видя цветущих чад. Вся надежа его теперь на одно раскаяние, он открывает двери своего дома сиротам, вдовам, нищим, он строит храм и нанимает мастера для писания икон, на одной из которых с любовью взирает на молящегося Громобоя с его чадами святой. Отягченный веригами Громобой молится пред той иконой.

Но вот нова бегут годы, и неумолимо приближается страшный рок. Громобой сражен недугом, у него нет сил на посещения храма, он только может поднимать кроткие и молящие взоры небесам. Приходить страшный день, грешник встречает его в страданиях, со стоном и слезами. Его окружают молящиеся дочери, которым неведома их доля. Предустрашенная природа к ночи затихает, и вдруг появляется легкий ветерок. В то же время храм Божий открывается, и дивный старец в сиянии приближается к Громобою с дочерьми. Пола его одежды касается их, и девы засыпают. Громобой в ужасе встречает полный укора взор старца, он вопрошает - кто он, чего ждать от него. В ответ старец говорит, что это его лик Громобой и девы чтили во храме, и что Громобой должен и страшиться, и надеяться. В полночь разразилась гроза, возникло пламя, из которого с треском является бес. Но при виде старца он смущается, впрочем, не переставая требовать свою добычу. Однако в небе является ангел-мститель. Он объявляет волю Творца: доколе чистый душою человек не полюбит одну из дев, ни разу её не видя, доколе не придет он снять заклятие с неё и её сестер, будут девы беспробудно спать. Душа же отца их будет ожидать искупления и пробуждения дев в отверженной могиле.

Утром мертвого Громобоя и спящих дев обнаружили. Когда же, после погребения, в дом печали направились скорбящие, на их пути внезапно встали покрытые лесом гранитные стены. На воротах со скрежетом упали затворы, и устрашенные люди убегают. Запустение вскорости пришло во все окрестности, покинули эти места и люди, и звери. А полночью всегда выходит тень из одинокой могилы: она в мольбе протягивает руки к неприступной стене, встает и одна из спящих дев и, обращая вдаль полный ожидания и тоски взор, идет вокруг стены. С каждой новой луною сменяется дева. Срок искупления остается неизвестным, веками ждут они спасителя.

Вадим

Вадим - прекрасный юноша, чьим мужеством и красотою пленен весь Новгород. Он не боится ни дикого зверя, ни непогоды, и много времени проводит охотясь. Однажды он видит непонятный сон: чудный муж в светлых ризах с сияющим на груди крестом, держа серебряный колокольчик в руке, идет, не касаясь земли. Он предвещает, что желанное ждет Вадима вдали, и говорит, что сам он - провожатый. Ту же Вадим лицезрит деву с благоуханным венком на челе, со скрытыми покрывалом чертами. Уже пробудившись, Вадим продолжает слышать звон серебряного колокольчика. Вокруг знакомая ему картина: широкий луг у подножия холмов, воды Волхова, в вышине же слышится звон, который умолкает. Этот сон видится Вадиму три раза подряд, и, поддавшись стремлению, он решает проститься с родителями и отправиться в путь. Дойдя до распутья, он предоставляет выбор коню, и тот, не разбирая пути, едет прямо на юг.

Вадим идет день за днем, повсюду ждет го радушный прием. Иногда ночует он в лесу или в поле, но и тут его не тревожат ни змеи, ни звери дикие. Дойдя до широкой реки Днепр, Вадим, сопровождаемый всполохами грозы, въезжает в черный лес. Он пробивает себе дорогу мечом и пробирается все дальше в чащу. Вдруг слышатся ему молящие, жалобные и дикие, свирепые крики. Вадим бросается туда, и видит на поляне великана, держащего в руках красавицу. Великан поднимает на Вадима руку с дубиной, но тот одним ударом меча отсекает её. Враг умирает, а спаситель спешит к красавице. Она говорит, что приходится дочерью князю киевскому. Страсть врага литовского князя привела к похищению девицы гонцом этого врага церкви православной. Гонец долго поджидал в лесных дебрях удачного момента, и злодеяние удалось ему нынче - когда княжна пришла с подружками к лесу собирать цветы. Вадим сажает девицу на коня позади себя, но тут разражается ужасающая гроза. Воет ветер, рушатся деревья, Вадим в смятении ищет пристанище. При очередном всполохе молнии он видит мшистую пещеру и отправляется туда. Там Вадим разжигает костер, снимает кольчугу и выжимает из златых волос княжны влагу, своим дыханием согревает ей трепещущие перси.

В Вадиме разжигается страсть к прекрасной княжне, он горячо целует её, но вдруг вдали раздается такой знакомый звон. Чудится ему печальный чей-то вздох, незримый чей-то полет. На его руках засыпает княжна, и, когда она утром просыпается, они отправляются в Киев. Печальный и сокрушенный князь стоит на крыльце, он снарядил дружину в погоню за супостатом, избавителю же князь улит руку дочери и трон вой. Тут является Вадим, ведя княжну, и князь, ликуя, награждает его.

Вечером, во время превеселого княжеского пира, обеспокоенный все не стихающим звоном Вадим идет к реке Днепр. Он видит пустой челн с гребущим веслом и ветрилом. Он сам плывет к Вадиму, Вадим же отправляется к нему. Ладья несет Вадима очень быстро, его окружают скалы, черный лес и молчание. Меркнет луна - и ладья сама пристает к берегу. Неясная сила влечет Вадима, он сходит на берег, взбирается на скалы и видит перед собой поросший мхом, заглохший лес. Восходит луна, и на холме обнаруживается древний храм, упавшие столбы и обрушенные заборы, дырявые своды и могила с покосившимся на ней крестом. Пробудившийся ворон слетает с креста, из могилы выходит привидение и направляется к храму, стучит в него. Дверь не отворяется, и привидение дальше проходит среди обломков. Вадим в страхе направляется за ним, и за зубчатой оградой видит замок, Витязь чувствует смутное ожидание чего-то. Луна избавляется от тумана, бор покрывается серебром, легкий ветерок веет с востока, а из-за стены раздается знакомый звон. По стене, в туманной плене, идет дева. Ей навстречу идет другая, сближаясь, они подают друг другу руки. После этого одна из дев спускается к замку, а другая, вперив ожидающий взор вдаль, продолжает путь. Приходит восход, и в его свете дева замечает Вадима. С чела её слетает покрывало, ворота открываются. Они устремляются друг к другу и сходятся. В тереме пробуждаются от долгого сна другие девы и выходят к ним. Храм отворяется, раздается благовест, из храма слышится моленье. Витязь со своею девою слышат венчальный гимн, в руках их появляются свечи, а головы оказываются под венцами. Нежный тихий голос зовет их, и вот они встают пред могилой, которая теперь светла и в цветах, а на кресте вьется лилия. И спустя много веков, с тех пор, как скрылось все - и замок, и обитель, на том месте остался пышный и зеленый лес, и шепчет сладкий ветерок. Где пепел инокинь, которые дождались кончины своей при гробе отца, в светлое утреннее время звучит хор отшельниц, предстают молящиеся девы, венчанные звездами, и крест блистает.

Краткое содержание повести «Двенадцать спящих дев» пересказала Осипова А. С.



MƯỜI HAI TRINH NỮ SAY NGỦ
1817


GROMOBOY

Một đêm vắng trăng nọ, chàng Gromoboy ngồi chơi trên ghềnh đá trông ra dòng Dnipro hùng vĩ tung bọt trắng xóa, sau lưng là rặng cây um tùm mù sương chỉ nghe tiếng sói tru cuộn trong gió rít. Chàng thầm trách kiếp nghèo long đong không chốn tựa nương, và đã sắp sẵn kết liễu sự đời. Ấy thế chúa quỉ Ashmeday hiện ra trong bộ dạng ông lão khắc khổ.

Đoạn, y đến bên Gromoboy, vỗ vai mà ướm rằng sẽ đưa đến bến phù hoa phú quí, ở nơi chỉ có các mĩ nữ chịu kết bạn và những quân vương rong chơi đời đời với chàng. Vậy nhưng để giành được vĩnh phúc này, Gromoboy phải dâng linh hồn cho lão ta. Nhằm trấn an chàng, y cam đoan rằng nơi luyện ngục không mấy nỗi khủng khiếp như trong trí tưởng tượng của tha nhân, lại rằng cũng chẳng kém thiên đàng dăm phân, còn chưa kể - bất luận trường hợp nào, trước sau gì Gromoboy cũng phải sa xuống địa ngục mà thôi. Gromoboy chẳng chần chừ thêm nữa, bèn tặc lưỡi lập giao ước với quỉ vương.

Xong, Ashmeday đưa Gromoboy một chiếc xắc bằng vàng làm tin, hứa rằng chàng sẽ hưởng trọn mươi năm sống sung túc vô ưu, và sau khoảng thời gian đó hắn mới quay lại bắt linh hồn. Thế là Gromoboy đi về kể cho dân làng nghe, những chắc mẩm rằng từ nay đời chàng đã hoàn toàn mãn nguyện - vinh hiển, sung túc và đầy hồng vận. Ngay lúc ấy, chàng không màng những lời vật nài của khắp tha nhân, bèn bắt mười hai trinh nữ về làm tì thiếp, và về sau mỗi người hạ sinh cho chàng một bé gái. Tuy thế ở trong tâm khảm chàng chẳng có chút gì là tình phụ tử, nên mười hai lệnh ái phải phương trưởng ở trong đan viện và cũng chưa một lần được ngó mặt cha.

Rồi thời gian thấm thoắt thoi đưa, cũng đến ngày giả nợ cho chúa quỉ Ashmeday. Bấy giờ Gromoboy vật nài khổ sở, bèn quì trước tượng Chúa khẩn cầu cứu vớt, nhưng đức tin giờ đây cũng rời bỏ linh hồn chàng mất rồi. Chàng chỉ còn biết chuộc chút lòng thương xót bằng lời cầu nguyện của mười hai lệnh ái nguyên tội. Các con gái lâm râm cầu nguyện suốt ngày, mà hễ đêm buông họ lại thiếp đi.


Đêm tàn canh, có vẻ như bóng tối nghìn trùng cũng đang muốn nuốt chửng Gromoboy. Chàng vái van chúa quỉ khá mau hiện ra cho chàng xin sá miễn. Nhưng hắn vẫn khăng khăng rút linh hồn khỏi Gromoboy hòng tống chàng xuống hỏa ngục, và bây giờ y lộ bộ mặt nham nhở ra với điệu cười khanh khách.

Ấy vậy mà nhác thấy các thiếu nữ say giấc nồng, quỉ vương lại nảy ra một sáng kiến. Hắn bèn đề nghị Gromoboy hãy bán linh hồn các lệnh ái để đổi lấy mười năm vô ưu và sung túc nữa. Gromoboy kinh hoảng trước vực thẳm hun hút của luyện ngục đang mở trước mắt, và thế nên chàng gật đầu chấp thuận. Chàng vội lay con dậy và mượn tay các cô làm dấu giao ước, vậy là được nên thỏa nguyện.

Thế nhưng sau khi đã đang tâm định ngày sát hại các con yêu dấu, đối với Gromoboy thời cuộc sống chẳng còn chi vui thú an hưởng, và đời chàng đến thế này thành nguội lạnh không còn biết ngày mai ra gì nữa. Chàng bắt đầu ưu tư dằn vặt, nhất là khi nom lũ trẻ tươi xinh chạy chơi quanh mình. Mọi kì vọng trước kia trong chàng bây giờ đổ dồn vào hối hận, bèn mở toang ngôi nhà khang trang cho lũ trẻ bồ côi, đàn bà góa cùng khắp kẻ bần hàn. Chàng lại cho xây một thánh đường và gọi thày thợ về tô tượng. Tự bấy chư thánh trên vách ngắm xuống đầy trìu mến mỗi khi Gromoboy cầu kinh. Mà cố nhiên Gromoboy thường xuyên cầu nguyện bằng thánh giá dây xích đó thôi.


Vậy mà giờ đây, năm tháng đã trôi xa biền biệt, và định mạng ghê gớm đã ở liền kề. Gromoboy lâm trọng bệnh, lão chẳng còn sức mấy mà viếng nhà thờ nữa, chỉ đành biết ngước ánh mắt ngoan hiền lên khấn giời mà thôi.

Vào cái ngày tử thần gõ cửa, nom hình dung lão chẳng khác chi tội nhân sám hối, chỉ toàn những kêu rên và rỏ lệ. Xung quanh lão, các thiếu nữ đang lâm râm cầu nguyện, mà họ thì vẫn chẳng hay đời mình sắp sảy ra sự khủng khiếp gì. Ánh chiều quạnh hiu như là sợ màn đêm sắp phong bế, nhưng thốt nhiên có cơn gió thoảng từng không. Độ ấy, ngôi nhà của Chúa bỗng huy hoàng, và có đạo hào quang đi theo một ông già nom thật phúc hậu. Già đến kế bên lão Gromoboy cùng mười hai trinh nữ con lão. Không hiểu sao vạt áo người già quệt vào các cô và cả mười hai nàng thiếp đi tắp lự.

Lúc ấy Gromoboy mới hoảng hốt bắt gặp ánh mắt đầy than trách của người già, lão hỏi : Người là ai, còn đòi ở tôi nỗi niềm nào. Để đáp lại, trưởng lão ôn tồn mà rằng : Hằng ngày suốt bao năm qua Gromoboy cùng các con vẫn lâm râm khấn nguyện trước dung nhan già trên điện thờ, ấy vậy mà giờ chẳng thèm nhớ chút gì ư ; lại rằng, Gromoboy dẫu có kính sợ cũng đừng vuột mất hi vọng.

Nửa khuya. Không trung chợt nổi giông tố, rồi có ngọn lửa ma bừng dậy, sau rốt quỉ vương ở trong ánh chớp chui ra. Nhưng trước ánh mắt ông lão khổ sở, chúa quỉ tuy có chút ngập ngừng nhưng vẫn không ngưng câu đòi mồi. Vừa hay lúc ấy, thiên sứ báo thù đã xuất hiện trên bầu giời, hòng tuyên cáo lời phân xử của Đấng Hóa Công :

Cho đến chừng nào một nam tử có tâm hồn thuần khiết
Thời ngả lòng yêu một nàng trong số mười hai trinh nữ
Thế nhưng người trai tuấn kiệt đó không hề biết mặt nàng
Vậy câu nguyền tự lìa thiếu nữ cùng các chị em nàng
Bằng không thì mười hai trinh nữ cứ ngủ ngon đời đời

Như thế là, tâm hồn hoang lạnh của người cha no tội phần nào được sưởi ấm nhờ đức tin nơi ơn cứu chuộc, và chờ đến ngày các trinh nữ trở dậy trong nấm mồ quên lãng.


Tảng sáng, Gromoboy trút hơi thở cuối cùng, và các thiếu nữ cũng chìm vào giấc ngủ ngàn thu. Ngay sau lễ khâm liệm, đoàn người đưa tang bèn rước áo quan đi vào ngôi nhà sầu thảm. Bỗng dưng, ở mặt đất chổi lên những nhánh cây leo, trùm kín bốn bức tường đá hoa cương, rồi hóa nên rừng rậm cản bước chân người lạ. Chốc sau tới lượt cánh cửa căn nhà cũng kêu kẽo kẹt, khiến ai nấy hoảng hồn tan chạy. Và kể tự bấy tứ bề mặc nhiên biến ra hoang dã, không một người hay vật gì dám tiến lại gần.

Nghe đồn rằng, cứ vào canh khuya lại có một bóng ma hiện khỏi nấm mồ cô quạnh : Đâu như qua tiếng kinh cầu mỏng như sương, cái bóng dang hai cánh tay chạm nhẹ vào bức tường bất khả xâm phạm, lúc ấy mới biết là một nàng trong số mười hai trinh nữ nay đà thức giấc. Nàng nhướng ánh mắt long lanh mà thả niềm ước vọng ra xa nghìn trùng, rồi chậm rãi đi dạo vòng quanh ngôi nhà cổ.

Thói thường thì, hễ mỗi dịp trăng non lại một thiếu nữ khác ra thế. Cái ngày cứu chuộc vẫn xa mãi, cho nên các nàng hằng ngóng đợi vị cứu tinh suốt nhiều thế kỉ sau.



VADIM

Vadim – người con trai công chính và can trường, mà vẻ đẹp làm đắm lòng cả đô thành Novgorod. Chàng chẳng nề mãnh thú hay những hôm xấu giời, cho nên chỉ biết phí thì giờ vào những truyện săn bắn.

Một hôm đi rừng, Vadim bắt gặp giấc mộng lạ không tài nào hiểu nổi : Có người cao niên khỏe đẹp lắm, đến theo y phục sáng ngời với thánh giá bằng vàng trước ngực, tay lão còn cầm chiếc chuông bạc, ấy thế chẳng bước chân nào chạm đất. Lão ta thầm dụ rằng hẵng đợi Vadim ở nơi cách xa đây lắm, còn cam đoan rằng sẽ làm người tiền phong hướng đạo. Cũng trong cõi mộng, Vadim nhác thấy một thiếu nữ đội vòng hoa thơm ngát, song gương mặt lại ẩn sau tấm mạng mỏng. Vadim giật mình thức giấc, nhưng vẫn nghe đâu đây như tiếng chuông bạc. Xung quang chàng vẫn là cảnh vật rất đỗi thân quen : Thảo nguyên xanh ngắt trải rộng dưới chân đồi, dòng Volkhov hiền hòa, nhưng nơi vòm trời vẫn vẳng xuống tiếng chuông, nhịp nhịp như là hơi thở.

Vadim cứ mơ như thế độ ba bận, cho đến lòng chàng phấn khích hơn lên, bèn cương quyết từ giã mẹ cha để đăng trình mà đi. Nhưng khi đến ngả tư đường, chàng bỏ mặc cho ngựa tự lựa, thế là con vật chẳng kịp chần chừ bèn dong thẳng xuống Nam cương.


Vadim ruổi ngựa đi miết không biết đã bao ngày, nhưng hễ đến đâu cũng nhận được lòng hiếu khách nồng nhiệt. Có đôi khi chàng qua đêm ở trong rừng hay là truông vắng, thế nhưng dẫu bất cứ chỗ nào, rắn rít chim thú cũng chẳng nỡ phiền chàng.

Một bữa nọ, Vadim đi đến bến sông Dnipro, bỗng giời nổi trận giông khiến chàng quàng vội vào rừng đen trú tạm. Chàng bèn rút kiếm chém bừa vào bụi rậm mở lối, thế là dấn sâu vào rừng tối om. Thốt nhiên chàng nghe những tiếng la oai oái van xin, xen lẫn giọng nào thật thâm trầm mà dã man lắm. Vadim buông tay và chạy ngay vào, thì thấy một khổng nhân ngồi nơi bãi trống, cánh tay to tướng còn ôm một mĩ nữ nhỏ bé hơn. Khổng yêu liền giơ tay định bổ chùy vào đầu Vadim, lập tức bị chàng phạt đứt chỉ bằng một nhát kiếm. Vậy là dã thú lìa đời, và vị cứu tinh vội chạy đến bên mĩ nhân.

Thiếu nữ mắc nạn bèn thỏ thẻ với Vadim rằng, nàng là lệnh ái vương công thành Kyїv. Mà vì nàng trót bị vương công Lietuva đổ mê, cho nên kẻ cừu thù Chính Thống hội bèn sai tín sứ hung tợn này đi bắt. Sứ giả đón lõng ở trong khu rừng hoang tán dày này hồi lâu, và đến hôm nay nhân tiết trời tuyệt đẹp, y suýt hoàn thành bổn phận khi bắt gặp công chúa dẫn chúng bạn vào rừng hái hoa.

Vadim bế thốc thiếu nữ lên lưng ngựa, định cho ngồi sau lưng chàng, mà chẳng hiểu sao ngay lúc ấy lại có trận giông còn to hơn trước. Gió hú cây đổ khiến Vadim quýnh quá phải tìm chỗ trú chân. Đến khi chớp đã rạch ngang bầu giời, chàng mới vớ được cái hang kín những rêu phong, bèn đưa người ngựa vào cả. Ở đó, Vadim cặm cụi róm lửa, rồi cởi giáp bào và còn vắt kiệt nước trên mớ tóc mai óng vàng của nàng công chúa xuân thì. Đoạn, chàng hà hơi cho đôi tay nàng đỡ run vì giá lạnh.


Trong lòng Vadim nhen dậy cảm xúc xốn xang đối với nàng công chúa yêu kiều, liền ôm hôn thắm thiết, mà bỗng đàng xa lại vang vang tiếng chuông quen thuộc. Chàng tưởng mơ hồ có người nào thở dài bi phẫn, bèn tiếp tục hành trình. Công chúa ngủ mê mệt trong vòng tay chàng, và khi nàng tỉnh giấc hoa mộng vào ban mai, cả hai đã ở kinh sư Kyїv.

Đức vương công vẫn đứng ưu tư sầu thảm trên bực thềm. Ngài đã phái một đội hồ phục kị xạ đi truy quét kẻ thù, còn ướm rằng : Hễ ai giải cứu được công chúa, thời vương công ban cho cả lệnh ái và ngai báu. Vừa hay, Vadim rước công chúa về cùng. Vậy là vương công hoan hỉ lắm, bèn thưởng hậu cho chàng.


Tối hôm ấy, đang khi yến tiệc linh đình, bỗng có tiếng chuông dập dồn không ngớt, vậy là Vadim lại trở ra bến sông Dnipro. Ở đấy, chàng thấy một chiếc tiểu đĩnh có sẵn mái chèo với cánh buồm. Nó trờ lại gần Vadim, thế là Vadim vội leo lên. Chiếc thuyền con chở Vadim lướt phăng phăng, hai bên bờ trập trùng những ghềnh đá, rừng đen và cả sự tĩnh mịch khôn cùng.

Lúc tàn nguyệt, thuyền tấp vào bờ. Có một quyền năng vô hình hút lấy Vadim, và chàng vào bãi, liền leo lên ghềnh nhấp nhô, hướng ra xa để thấy thửa rừng chết kín đẫy rêu phong trước mặt. Bỗng vầng trăng mọc lại, soi tỏ một ngôi cổ miếu nằm chơ vơ trên mỏm đồi, những cây cột và hàng rào đã đổ tự bao giờ, mái vòm thời dột nát, còn có nấm mồ hoang với cây thánh giá liêu xiêu. Một con quạ đứng lim dim trên thánh giá, thấy động bèn bay đi mất. Chẳng là lúc ấy có bóng ma bước ra khỏi mộ, rồi đi vào miếu gõ cửa khe khẽ. Nhưng cửa miếu không đáp, cho nên cái bóng lại tản bộ trên bãi hoang tàn. Chàng Vadim nín thở bám theo bóng ma, lòng âu lo chộn rộn lắm. Khi đi khuất đống đổ nát, chàng thấy một tòa lâu đài hùng vĩ, và kị sĩ chắc mẩm có cái gì đang đợi mình trong ấy chăng ?

Ánh trăng xóa dần làn sương, dát bạc lên cánh rừng thâm u, rồi có ngọn Đông phong thoảng qua bờ vai, thốt nhiên bên trong hào lũy lại vẳng tiếng chuông thân quen. Qua màn sương khóa kín mặt thành, có xử nữ khoan thai bước ra. Thế rồi một cô nữa không biết ở đâu lại gần, bèn nắm tay nhau. Kế đó lại có một cô trong lâu đài đi ra, và thêm cô nữa. Họ đều có ánh mắt rực màu hi vọng để gửi về nơi xa, rồi rủ nhau tiến ra phía trước.

Khi bình minh dâng, những tia nắng mới giúp xử nữ nom tỏ mặt Vadim. Thốt nhiên tấm mạng bay khỏi vừng trán nàng, và cánh cổng mở toang. Họ bèn xúm lại bên nhau reo cười. Ở tháp cao, các thiếu nữ khác cũng trở dậy sau giấc ngủ triền miên để xuống chơi cùng. Ngôi thánh đường ngàn xưa rộng mở, chuông đổ dồn, và những tiếng kinh cầu cũng vang dậy. Chàng kị sĩ dìu ái nương hân hoan bước vào nhận diễm ca mừng cưới, trên tay hai người cầm nến và đầu thì đội miện. Rồi giọng ai trầm ấm khẽ gọi, bèn dẫn họ ra trước nấm mộ xưa mà bây giờ có đạo hào quang cùng những chùm hoa ngát hương. Cây thánh giá trên mộ đã có bông huệ vấn vít tự khi nào.

Vậy là qua bao nhiêu thế kỉ, kể từ ngày cả lâu đài và đan viện chìm vào giấc ngủ, bây giờ khu rừng trở nên xanh tươi lạ kì, thảng hoặc có làn gió mát thủ thỉ câu gì. Khi giời vừa tảng sáng, ở đúng chỗ để áo quan các nữ tu chờ chết bên mộ cha mình, lúc này dàn hợp ca gồm toàn ẩn sĩ lừng lên. Người ta thấy các trinh nữ vẫn lâm râm cầu nguyện, nhưng bây giờ cô nào cũng đội miện lấp lánh sao sa, mà bên cạnh họ là cây thánh giá tỏa hào quang chói lọi.


Trước khi sao chép, bạn phải xin phép dịch giả !
Mong bạn hãy tôn trọng để được sự tôn trọng !
 
Top