Nhạc Nga cho người tập hát

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Hành khúc “ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ” “LỜI TẠM BIỆT CỦA CÔ GÁI SLAVƠ” được viết bởi một chàng lính kỵ binh thổi kèn, sau này là nhạc trưởng dàn nhạc quân đội Vasily Ivanovich Agapkin (1884-1964) vào mùa thu năm 1912. Vào năm 1912 khi xẩy ra các sự kiện tại khu vực Balkan, nơi những người anh em mang dòng máu Slavơ chiến đấu chống lại ách thống trị của Ottoman, Vasily Agapkin sử dụng giai điệu này để sáng tác bản hành khúc “Lời tạm biệt của cô gái Slavơ
Bản hành khúc ban đầu được chia thành hai phần, mà trong đó phần đầu căn bản của giai điệu phục vụ việc hát solo và phần điệp khúc nhằm tưởng nhớ lại bài ca trong thời gian chiến tranh Nga- Nhật. Ông đã mang tác phẩm của mình về Simferopol gặp
Jacob Bogorodov - nhạc trưởng quân nhạc nổi tiếng, nhà soạn nhạc và nhà phát hành nhạc. Ông Jacob Bogorodov rất thích bản hành khúc này. Nhưng trong đó vẫn còn thiếu một phần – trio. Khi đó họ bắt đầu nghĩ tới việc cùng làm với nhau. Bogorodov đã giúp cho nhạc sĩ trẻ mới vào nghề viết các nốt nhạc và hợp tấu nhạc cho đứa con tinh thần của mình. Họ cùng nhau nghĩ ra tên của hành khúc - “Прощание славянки” “Lời tạm biệt của cô gái Slavơ”. Chính tại Simferopol, bản hành khúc được sớm phát hành.
Trên trang bìa của ấn bản đầu tiên này – Hình ảnh một phụ nữ trẻ nói lời tạm biệt với một chiến binh, xa xa nhìn thấy dãy núi Balkan, một đội các binh sĩ. Và dòng chữ: “Прощание славянки” “
Lời tạm biệt của cô gái Slavơ” - bản hành khúc mới này viết cùng các sự kiện tại Balcan. Xin gửi tặng tới tất cả những người phụ nữ Slavơ. Tác phẩm của Agapkin.
Bản hành khúc lần đầu tiên được vang lên tại trung đoàn kỵ binh dự bị thứ 7 ở Tambov, nơi tác giả phục vụ. Bản nhạc “
Slavianka” này nhanh chóng được chọn và sử dụng cho nhiều dàn nhạc khác, tác phẩm ngay sau đó trở nên rất nổi tiếng.



Năm 1937, dựa vào bản nhạc này một người lính Ba Lan Slezak. R. đã viết bài hát "Những cây bạch dương khóc thét gào" ("Rozszumiały Sie brzozy placzące", SL Slezak. R.), đến khoảng năm 1943, sau khi một tác giả vô danh đã sửa lại lời, nó trở thành bài hát du kích nổi tiếng của phe kháng chiến Ba Lan "Những cây dương liễu khóc thét gào" ( "Rozszumiały się wierzby placzące" ), trong đó nói về cô thiếu nữ đưa tiễn các du kích quân vào rừng hoạt động.
“…
Mặc cho đường của chúng ta không kết thúc
Bởi ta đâu có biết điểm cuối cuộc hành trình
Chúng ta cùng tin rằng trong chiến thắng này
Sẽ có biết bao máu và nước mắt tuôn rơi
…”
Tôi nhớ vào năm 1979- 1980 khi học tiếng Nga tại Minsk, tôi rất đã biết giai điệu bài hát này do các thầy cô ở trường đại học ngoại ngữ Hà nội dạy một số đoạn, khi đó đài tiếng nói Varszawa phát bài hát này thường xuyên, cho nên ai cũng nghĩ đó là bài hát của Balan, chứ thực ra lúc đó chưa biết ai là tác giả của bản hành khúc này.
Bản hành khúc chỉ được nổi tiếng trở lại với bộ phim “
Đàn sếu bay qua” (1957), được cất vang trong những buổi tiễn đưa những người tình nguyện ra mặt trận của cuộc chiến thế giới thứ hai.


Hơn tám mươi năm cuộc đời, tác giả của bản hành khúc bất hủ này đã cho ra đời hơn 60 bản nhạc quân đội. Thời khắc lịch sử vẻ vang nhất trong tiểu sử của cuộc đời nhạc sĩ là cuộc diễu binh ngày 7 tháng 11 năm 1941 trên Quảng trường Đỏ tại Matxcơva. Vasily Ivanovich Agapkin đã được vinh dự chỉ huy một dàn nhạc kèn hơi hợp nhất của đơn vị đồn trú Matxcơva, tiễn đưa những người tham gia cuộc diễu binh lịch sử này tại Quảng trường Đỏ tiến thẳng ra mặt trận. Giống như một truyền thuyết được lưu truyền qua sách vở từ đời này qua đời khác rằng tại cuộc diễu binh này có sử dụng bản hành khúc “Прощание славянки” “Lời tạm biệt của cô gái Slavơ”.
Mãi sau này vào ngày 10 tháng 2 năm 2004 trên tờ báo "
Buổi chiều Matxcơva" , № 25 nhà thơ Vladimir Lazarev đã cho đăng lời bài hát của mình. Vladimir Lazarev vừa là nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà bình luận văn học năm 1999 ông đã định cư tại California- Hoa Kỳ.
Nếu dùng từ “
Lời tạm biệt của cô gái Slavơ” ta cũng có thể hiểu đây là cuộc chia tay của các cô, các chị tiễn đưa bạn bè, chồng con mình ra chiến trường chống giặc ngoại xâm, còn nếu dùng chữ “từ biệt” có thể nghe nó hơi nặng nề quá, vì trong chiến tranh chuyện đó cũng thường xẩy ra và “từ biệt” mau chóng thành “vĩnh biệt” cuộc đời này mấy mai có thể biết trước. Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ở Việt nam cũng có nhiều bài hát tương tự, nhưng đánh nhớ nhất vẫn là bài “Tiễn anh lên đường” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cũng dạt dào tha thiết tình cảm của kẻ ở người đi và cùng hò hẹp lập công trên mọi mặt trận: anh tiền tuyến- em hậu phương. Để người con trai yên tâm chiến đấu chống kẻ thù ngoài mặt trận, còn người con gái trung hậu đảm đang nơi hậu phương vững mạnh ghóp phần cho chiến công chung. Nếu ai đã từng có những giây phút chia ly như thế này chắc trong suốt cuộc đời chẳng thể nào quên được.


ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ - TẠM BIỆT CÔ GÁI SLA-VƠ 2
Nhạc V.I. Agapkin - Lời Nga: V. Lazarev - VLADIMIR LAZAREV (1984)
Lời Việt : Thanh Xuân



TẢI VỀ: Tại đây


 

Attachments

  • Дина Гарипова и Военный хор - Прощание славянки.mp4
    15.3 MB · Đọc: 4,190
  • Дина Гарипова и Ансамбль песни и пляски Российской Армии -Прощание славянки-.mp4
    68.2 MB · Đọc: 9,104
Chỉnh sửa cuối:

Sovietsky Soyuza

Thành viên thường
Quốc ca Liên Xô (tiếng Nga: Гимн Советского Союза) là quốc ca của Liên bang Xô viết được dùng thay thế cho Quốc tế ca vào 15 tháng 3 năm 1944. Nhạc do nhạc sĩ Alexander Alexandrov (1883-1946) viết, và phần lời do nhạc sĩ Sergey Mikhalkov (1913-2009) cùng viết với nhạc sĩ Gabriel El-Registan (1899-1945). Nó được ra đời bởi những người lính Hồng Quân muốn có một quốc ca riêng cho đất nước.
Đến năm 1991, do Liên Xô tan rã LB NGa đã chọn Патриотическая песня làm quốc ca mới tuy nhiên theo nguyện vọng của nhân dân Nga đến năm 2000 TT Nga đã quyết định sử dụng nền nhạc quốc ca Liên Xô làm Quốc ca với lời mới do Mikhalkov viết.
Lời tiếng Nga:
Союз нерушимый республик свободных
Сплотила навеки Великая Русь.
Да здравствует созданный волей народов
Единый, могучий Советский Союз!

Припев:
Славься, Отечество наше свободное,
Дружбы народов надёжный оплот!
Партия Ленина — сила народная
Нас к торжеству коммунизма ведёт!

Сквозь грозы сияло нам солнце свободы,
И Ленин великий нам путь озарил:
На правое дело он поднял народы,
На труд и на подвиги нас вдохновил!

Припев


В победе бессмертных идей коммунизма
Мы видим грядущее нашей страны,
И Красному знамени славной Отчизны
Мы будем всегда беззаветно верны!

Припев

Dịch sang tiếng Việt


Liên Bang không thể tách rời của các nước cộng hòa tự do
Mãi mãi kết liên bởi nước Nga vĩ đại
Tổ quốc Xô Viết thống nhất và hùng mạnh
Được tạo nên bởi ý nguyện của nhân dân

Điệp khúc:
Vinh quang thay tổ quốc tự do của chúng ta
Thành trì vững chắc của tình đoàn kết các dân tộc
Đảng của Lênin - sức mạnh của nhân dân
Đưa chúng ta tới thành công của chủ nghĩa Cộng sản

Ánh mặt trời tự do xuyên qua giông tố
Và Lênin vĩ đại đã dẫn đường
Đưa nhân dân tiến lên quyền năng đích thực
Trong lao động được ghi thành kỳ công

Điệp khúc:

Với chiến thắng của lý tưởng cộng sản bất diệt
Chúng ta thấy tương lai của đất nước mến yêu
Dưới màu đỏ của lá cờ Tổ Quốc
Chúng ta nguyện sẽ mãi mãi trung thành

Điệp khúc:
 
Chỉnh sửa cuối:

Nguyễn Tuấn Duy

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Cháu xin góp vui một bài hát hồi sinh viên hay ôm đàn hát ngêu ngao.
Текст (слова) песни «Берёзы»

муз. Матвиенко И. / сл. Андреев М.

«Берёзы»


Отчего так в России берёзы шумят?
Отчего белоствольные всё понимают?
У дорог прислонившись по ветру стоят
И листву так печально кидают.


Я пойду по дороге, простору я рад,
Может это лишь всё, что я в жизни узнаю.
Отчего так печальные листья летят,
Под рубахою душу ласкают?


А на сердце опять горячо-горячо,
И опять, и опять без ответа.
А листочек с берёзки упал на плечо,
Он как я, оторвался от веток.


Посидим на дорожку, родная, с тобой,
Ты пойми, я вернусь, не печалься, не стоит.
И старуха махнёт на прощанье рукой,
И за мною калитку закроет.


Отчего так в России берёзы шумят?
Отчего хорошо так гармошка играет?
Пальцы ветром по кнопочкам враз пролетят,
А последняя, эх, западает...


А на сердце опять горячо-горячо,
И опять, и опять без ответа.
А листочек с берёзки упал на плечо,
Он как я, оторвался от веток.


А на сердце опять горячо-горячо,
И опять, и опять без ответа.
А листочек с берёзки упал на плечо,
Он как я, оторвался от
“Những cây bạch dương”

Nhạc: Matvienko I./ lời Andreev M.


Cớ sao bạch dương Nga xào xạc thế?

Cớ vì đâu thân trắng hiểu mọi điều?

Bên hàng phố tựa mình theo làn gió

Lá rụng buồn như thế cớ vì sao.


Đường tôi đi thênh thang lòng phơi phới

Chỉ là mọi điều mà tôi biết hay chăng

Cớ vì sao lá cứ buồn bay đi thế

Dưới lớp áo ve vuốt nhẹ tâm hồn


Mà trong tim lại sôi lên nhiệt huyết

Rồi cứ thế, lặp lại hoài chẳng hay.

Lá bạch dương lìa cành hôn vai áo

Cũng như tôi, chiếc lá nhỏ lìa cành.


Ta tạm ngồi đây, con đường thân thiết

Con sẽ về mà! mẹ ơi, chớ muộn phiền

Mẹ già tay vẫy chào từ biệt

Cánh cửa nhỏ đóng lại tiễn tôi đi


Cớ sao bạch dương Nga xào xạc thế?

Nhạc phong cầm hay thế cớ vì sao?

Những ngón tay lướt phím bay trong gió

Mà cuối cùng, ôi! sa xuống vì đâu...


Mà trong tim lại sôi lên nhiệt huyết

Và lại một lần, lần nữa chẳng vì đâu

Lá bạch dương lìa cành hôn vai áo

Xa lìa cành như hiểu được lòng tôi


Mà trong tim lại sôi lên nhiệt huyết

Và lại một lần, lần nữa chẳng vì đâu.

Lá bạch dương lìa cành hôn vai áo

Xa lìa cành như hiểu được lòng tôi
[TBODY] [/TBODY]
Ps: Lại mong nhận được góp ý, sửa chữa của các bác và các bạn
 
Chỉnh sửa cuối:

hong tham

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Đôi bờ là một bài hát khá hay của Nga, lời của Grigorii Mikhailovich Pozhenyan, phần nhạc do Andrey Yakovlevich Eshpai viết cho bộ phim Khát năm 1960 với tên gọi nguyên thủy là: Em và anh, đôi bờ.​
Nội dung bài hát theo nguyên tác là nói về một mối tình vô vọng của một cô gái và chính bản thân người con gái cũng nhận thức được điều ấy. Nhưng sâu thẳm tận đáy lòng mình, cô gái lại không hề muốn tin và vẫn hy vọng, đợi chờ. Hình ảnh những con thiên nga đều có đôi và những bạn gái đều đã có người yêu làm cô không khỏi chạnh lòng, nghĩ đến tình cảnh hiện tại của mình và người con trai như hai bờ của một dòng sông. Tuy vậy, cô vẫn kiên định chờ đợi…​
Giai điệu của bài hát nhẹ nhàng, sâu lắng, phản ảnh nội tâm một người thiếu nữ. Lời Việt của bài hát rất thơ mộng nhưng thực ra không còn đúng ý của nguyên tác. Câu kết của nguyên tác “Мы с тобой два берега у одной реки” nghĩa là “Em và anh (mãi) như hai bờ của một dòng sông “, hàm ý chẳng bao giờ gặp được nhau.​
Текст песни Два берега
Ночь была с ливнями,​
И трава в росе.​
Про меня счастливая​
Говорили все.​
И сама я верила,​
Сердцу вопреки:​
Мы с тобой два берега​
У одной реки.​
Утки все парами,​
Как с волной волна,​
Все девчата с парнями,​
Только я одна.​
Я ждала и верила,​
Сердцу вопреки:​
Мы с тобой два берега​
У одной реки.​
Ночь была, был рассвет,​
Словно тень крыла.​
У меня другого нет,​
Я тебя ждала.​
Всё ждала и верила,​
Сердцу вопреки:​
Мы с тобой два берега​
У одной реки.​
Lời Việt:​
Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới​
Cây cỏ hoa như nói nên lời em hạnh phúc nhất đời​
Lòng em riêng biết có yêu anh,​
Giữa tình đôi lứa ta,​
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa…​
Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng​
Bên bờ sông vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng​
Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với tình yêu thiết tha​
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa…​
Đêm dần qua ánh ban mai đang lan tràn dâng tới.​
Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời.​
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.​
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa…​
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.​
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa…​
 

Шкатулка

Thành viên thường
Các bài hát của Nga thời ấy khi chuyển qua tiếng Việt đều mang đậm giai điệu trữ tình. Càng thêm yêu nó.:59.jpg::59.jpg::59.jpg:
Cảm ơn bạn Hồng Thắm đã chia sẻ :57.jpg:
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
КЛЁН


Там,где клён шумит над речной волной,
Говорили мы о любви с тобой...
Опустел тот клён, в поле бродит мгла,
А любовь как сон стороной прошла...


Сердцу очень жаль, что случилось так,
Гонит осень в даль журавлей косяк...
Четырём ветрам грусть-печаль раздам,
Не вернётся вновь это лето к нам!


Ни к чему теперь за тобой ходить,
Ни к чему теперь мне цветы дарить!
Ты любви моей не смогла сберечь,
Поросло травой место наших встреч…
 
Top