RUVR : Chúng Ta Học Tiếng Nga

DauPhong

Thành viên thường
Đan Thi và Tania Rumyantseva tiếp tục làm việc với các bạn trong chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.

***
Xin chào các bạn!

ЗДРАВСТВУЙТЕ!

Các bạn đạt kết quả thế nào rồi trong việc nghiên cứu động từ tiếng Nga và biến đổi theo ngôi và số của danh từ? Tất nhiên ghi nhớ tất cả để vận dụng đúng, quả thật chẳng dễ dàng. Nhưng mặt khác nếu ta thực sự muốn đạt tới điều gì đó thì chẳng khó khăn nào có thể ngăn cản được. Hy vọng rằng các thính giả Đài "Tiếng nói nước Nga" và những người bà con thân thiết của bạn đều có chí hướng và quyết tâm. Nhân nhắc tới họ hàng, hôm nay chúng ta sẽ nói về những ngưòi thân như vậy. Tất nhiên, trong mỗi thứ tiếng đều có hệ thống qui định riêng về quan hệ họ hàng. Tiếng Nga cũng không ngoại lệ. Chắc các bạn cũng nhớ, qua các bài trước chúng ta đã biết được hai từ theo đề tài này: БРАТ và СЕСТРА. Trong tiếng Nga không có những từ riêng dành chỉ những người họ hàng lớn hơn và nhỏ hơn - như là trong tiếng Việt. Để chỉ rõ, đó là anh trai hay em trai, chị gái hay em gái, chúng ta cần thêm hình dung từ bổ trợ.

ПОЗНАКОМЬТЕСЬ. ЭТО ИВАН. ОН МОЙ СТАРШИЙ БРАТ. А ЭТО СЕРГЕЙ. ОН МОЙ МЛАДШИЙ БРАТ.

Xin hãy làm quen nhé. Đây là Ivan. Anh ấy là anh trai của tôi. Còn đây là Sergei. Cậu ấy là em trai của tôi.

ПОЗНАКОМЬТЕСЬ. ЭТО ЛЕНА. ОНА МОЯ СТАРШАЯ СЕСТРА. А ЭТО МАША. ОНА МОЯ МЛАДШАЯ СЕСТРА.

Xin hãy làm quen nhé. Đây là Lena. Chị ấy là chị gái của tôi. Còn đây là Masha. Cô ấy là em gái của tôi.

Khi nói bằng tiếng Nga, những từ chính yếu nhất và trước nhất đối với một con người là:

ОТЕЦ – Người cha

МАТЬ – Người mẹ

Bây giờ chúng ta thử xây dựng một câu chuyện kể về gia đình, sử dụng những từ quen thuộc. Chẳng hạn như thế này:

Đây là gia đình tôi: cha tôi, mẹ tôi, anh tôi và em gái tôi. Cha tôi làm việc ở trường đại học. Cha là giảng viên. Mẹ tôi không làm việc. Anh tôi là kỹ sư. Em gái tôi là sinh viên.

ЭТО МОЯ СЕМЬЯ: МОЙ ОТЕЦ, МОЯ МАТЬ, МОЙ СТАРШИЙ БРАТ И МОЯ МЛАДШАЯ СЕСТРА. МОЙ ОТЕЦ РАБОТАЕТ В ИНСТИТУТЕ. ОН ПРЕПОДАВАТЕЛЬ. МОЯ МАТЬ НЕ РАБОТАЕТ. МОЙ СТАРШИЙ БРАТ – ИНЖЕНЕР. МОЯ МЛАДШАЯ СЕСТРА – СТУДЕНТКА.

Xin lưu ý: khác với nhiều thứ tiếng khác, trong các câu giới thiệu của tiếng Nga, như thí dụ nêu trên, không cần dùng động từ vị ngữ «быть, являться» - “là”, mà chỉ cần dùng đại từ nhân xưng chủ ngữ và danh từ xác định bổ trợ.

Я ДИКТОР. МОЙ БРАТ – ИНЖЕНЕР. ОНА СТУДЕНТКА.

Tôi là phát thanh viên. Anh tôi là kỹ sư. Em gái tôi là sinh viên.

Hôm nay chúng tôi bổ sung vào danh sách thêm hai động từ quan trọng nữa: ЖИТЬ (sống) và УЧИТЬСЯ (học tập). Hai động từ này biến thể như sau:

Я ЖИВУ. ТЫ ЖИВЕШЬ. ОН (ОНА) ЖИВЕТ. МЫ ЖИВЕМ. ВЫ ЖИВЕТЕ. ОНИ ЖИВУТ.

Я УЧУСЬ. ТЫ УЧИШЬСЯ. ОН (ОНА) УЧИТСЯ. МЫ УЧИМСЯ, ВЫ УЧИТЕСЬ. ОНИ УЧАТСЯ.

Bây giờ chúng ta có thể lập đoạn hội thoại ngắn với những từ đã biết.

- Bạn tên là gì? -Tôi tên là Anton. – Bạn sống ở đâu?– Tôi sống ở Matxcơva. Bạn là sinh viên à? –Vâng, đúng thế. Bạn học ở đâu vậy? –Tôi học ở trường MGU. – Còn đây là ai vậy? – Đây là anh bạn của tôi. –Anh ấy cũng đang đi học à? – Không, anh ấy làm việc. – Anh ấy làm việc ở đâu vậy? –Anh ấy làm việc ở đài phát thanh.

КАК ТЕБЯ ЗОВУТ?- МЕНЯ ЗОВУТ АНТОН. – ГДЕ ТЫ ЖИВЕШЬ? – Я ЖИВУ В МОСКВЕ. – ТЫ СТУДЕНТ? – ДА. – ГДЕ ТЫ УЧИШЬСЯ? – Я УЧУСЬ В МГУ. – А ЭТО КТО? – ЭТО МОЙ ДРУГ? – ОН ТОЖЕ УЧИТСЯ? – НЕТ, ОН РАБОТАЕТ. – ГДЕ ОН РАБОТАЕТ? – ОН РАБОТАЕТ НА РАДИО.

Hôm nay các bạn đã biết thêm những từ mới và qui tắc mới của tiếng Nga. Các bạn hãy tập luyện sử dụng từ bằng cách lập ra những câu chuyện và đoạn hội thoại. Chúng tôi rất mong được biết về thành tích của các bạn trong việc học tiếng Nga. Các bạn hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về những bài học tiếng Nga trên làn sóng điện này. Chúc thành công!
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2011/02/12/42149708/
 

DauPhong

Thành viên thường

Đan Thi và Tania Rumyantseva tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.

***

Xin chào các bạn!

ЗДРАВСТВУЙТЕ!

Việc học tiếng Nga của các bạn đạt kết quả thế nào rồi? Hẳn là các bạn đã lập được đoạn hội thoại ngắn với những từ đã biết. Hy vọng là các bạn đã thuộc cách biến đổi động từ cho phù hợp với ngôi và số của danh từ.

Phía trước chúng ta còn nhiều cơ hội khám phá trong một thế giới kỳ diệu, phong phú và đa dạng có tên gọi là Tiếng Nga. Nhân nói về tên gọi, xin hỏi: khi làm quen với ai đó, chúng ta đưa ra câu hỏi như thế nào?

КАК ТЕБЯ ЗОВУТ?

Bạn tên là gì? Ta giao tiếp như vậy với người cùng lứa tuổi hoặc với người trẻ hơn mình.

ТЕБЯ – là dạng thức biến đổi của đại từ nhân xưng số ít ТЫ.

КАК ВАС ЗОВУТ?

Ông (bà, anh, chị...) tên là gì ạ? Ta giao tiếp như thế với người lớn tuổi hơn mình. Đây cũng là mẫu nghi thức lịch sự khi ta giao tiếp với bất kỳ người nào không quen biết, kể cả với người cùng trang lứa hoặc thậm chí ít tuổi hơn ta. Khi giao tiếp với một số người, ta cũng dùng từ này.

ВАС – là dạng thức biến đổi của đại từ nhân xưng số nhiều ВЫ.

Thế chúng ta trả lời những câu hỏi này ra sao?

МЕНЯ ЗОВУТ ТАНЯ. Tôi tên là Tania.

МЕНЯ – dạng thức biến đổi của đại từ nhân xưng số ít Я.

НАС ЗОВУТ ТАНЯ И ЛЕНА. Chúng tôi tên là Tania và Lena.

НАС – là dạng thức của đại từ nhân xưng số nhiều МЫ.

Còn khi hỏi về những người khác thì nói như thế nào?

КАК ЕГО ЗОВУТ?

Ông ấy (anh ấy, bạn ấy) tên là gì? Ta dùng ЕГО nếu hỏi về ai đó là nam giới. ЕГО – là dạng thức biến đổi của đại từ nhân xưng số ít ОН. Chúng ta sẽ trả lời cho câu hỏi trên như sau:

ЕГО ЗОВУТ АНТОН. Ông ấy (anh ấy...) tên là Anton.

КАК ЕЕ ЗОВУТ?

Bà ấy (chị ấy, cô ấy...) tên là gì? Ta dùng ЕЕ nếu hỏi về ai đó là nữ giới.

ЕЕ– là dạng thức biến đổi của đại từ nhân xưng số ít ОНА.

ЕЕ ЗОВУТ МАША. Bà ấy (chị ấy, cô ấy...) tên là Masha.

КАК ИХ ЗОВУТ?

Họ (chúng nó) tên là gì vậy? Ta dùng ИХ nếu hỏi về một số người nào đó.

ИХ – là dạng thức biến đổi của đại từ nhân xưng số nhiều ОНИ.

ИХ ЗОВУТ МАША И НИНА. ИХ ЗОВУТ АНТОН И СЕРГЕЙ. Họ tên là Masha và Nina. Các bạn ấy tên là Anton và Sergei.

Bây giờ các bạn có thể lập ra một chuyện kể ngắn, dùng những đại từ trên đây. Chẳng hạn, chuyện kể như thế này: Tôi tên là Tania. Tôi làm phát thanh viên. Còn đây là các bạn của tôi. Họ tên là Anton và Nina. Các bạn ấy là sinh viên. Chúng tôi sống ở trung tâm Matxcơva.

МЕНЯ ЗОВУТ ТАНЯ. Я ДИКТОР. А ЭТО МОИ ДРУЗЬЯ. ИХ ЗОВУТ АНТОН И НИНА. ОНИ СТУДЕНТЫ. МЫ ЖИВЕМ В ЦЕНТРЕ МОСКВЫ.

Bây giờ xin bổ sung thêm một từ quan trọng và cần thiết: động từ ЗНАТЬ.

Động từ này thường được dùng tới trong các câu hỏi. Thí dụ: Cậu có biết, đây là ai không? – Có, tôi biết. Đây là ông Chủ nhiệm khoa của chúng ta. Ông ấy (Thầy ấy) tên là Ivan Petrovich.

ТЫ ЗНАЕШЬ, КТО ЭТО? - ДА, ЗНАЮ. ЭТО НАШ ДЕКАН. ЕГО ЗОВУТ ИВАН ПЕТРОВИЧ.

Các bạn có biết Anton ở đâu không? – Không, bọn mình không biết.

ВЫ ЗНАЕТЕ, ГДЕ АНТОН? – НЕТ, НЕ ЗНАЕМ.

Bạn của cậu có biết, tên tớ là gì không? - Biết chứ. Tên bạn là Tania.

ТВОЙ ДРУГ ЗНАЕТ, КАК МЕНЯ ЗОВУТ? – ЗНАЕТ. ТЕБЯ ЗОВУТ ТАНЯ.

Bây giờ, đề nghị các bạn lập một bảng với dạng thức biến đổi của các đại từ nhân xưng mà chúng ta đã biết hôm nay. Hai dòng đầu sẽ là Я - МЕНЯ, ТЫ – ТЕБЯ.

Để kiểm tra xem mình lập bảng đúng chưa, các bạn có thể tham khảo trên site tiếng Việt của Đài "Tiếng nói nước Nga" theo địa chỉ http://vietnamese.ruvr.ru, vào mục “Chúng ta học tiếng Nga”.

Đề nghị các bạn ôn lại bài cũ và học thuộc các từ mới dưới đây, sẽ cần đến cho bài học tiếp theo.

ГОРОД - thành phố, ЦЕНТР – trung tâm, УЛИЦА- phố, đường phố, ПРОСПЕКТ- đại lộ, ПЛОЩАДЬ – quảng trường, ДОМ – ngôi nhà, ИНСТИТУТ – trường đại học (Viện nghiên cứu), СТАДИОН – sân vận động, МАГАЗИН – cửa hiệu, УРОК- bài học, ТЕАТР – nhà hát, КИНО – điện ảnh, rạp chiếu phim.



Dạng thức biến đổi của các đại từ nhân xưng

Я – МЕНЯ

ТЫ – ТЕБЯ

ОН – ЕГО

ОНА – ЕЕ

ОНО – ЕГО

МЫ – НАС

ВЫ – ВАС

ОНИ - ИХ
 

DauPhong

Thành viên thường
Đan Thi và Tania Rumyantseva tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.

***
Xin chào các bạn!

ЗДРАВСТВУЙТЕ!

Xin hỏi, các bạn đã thuộc các đại từ nhân xưng và dạng thức của các đại từ này như trong các bài trước chúng ta đã luyện tập chưa? Các bạn cũng thử lập đoạn hội thoại và kể chuyện bằng vốn từ đầu tiên mà mình đã biết rồi chứ? Hôm nay chúng ta sẽ bổ sung thêm vào đó một bộ phận nữa của ngôn từ, mà nếu thiếu đi thì cách biểu đạt của chúng ta sẽ nghèo nàn và không đẹp. Có lẽ các bạn cũng đoán được rồi, đó là tính từ. Trong tiếng Nga tính từ cũng có giống và số như danh từ mà nó đi cùng. Thí dụ:

КРАСИВЫЙ ГОРОД.

Thành phố đẹp. ГОРОД là danh từ giống đực số ít. Vì thế tính từ КРАСИВЫЙ cũng phải là giống đực và số ít với đuôi ЫЙ.

КРАСИВАЯ УЛИЦА.

Đường phố đẹp. УЛИЦА là danh từ giống cái số ít, vì thế tính từ КРАСИВАЯ cũng là giống cái số ít với đuôi АЯ.

КРАСИВОЕ ЗДАНИЕ.

Tòa nhà đẹp. ЗДАНИЕ là danh từ giống trung số ít, vì vậy cả tính từ КРАСИВОЕ cũng là giống trung số ít với đuôi ОЕ. Bây giờ, mời các bạn nghe chị Tania đọc mẫu và nhắc lại theo Tania.

КРАСИВЫЙ ГОРОД. КРАСИВАЯ УЛИЦА. КРАСИВОЕ ЗДАНИЕ.

Thế trong tiếng Nga có tính từ số nhiều hay chăng? Có, và tính từ số nhiều có đuôi chung là ЫЕ.

КРАСИВЫЕ ГОРОДА. КРАСИВЫЕ УЛИЦЫ. КРАСИВЫЕ ЗДАНИЯ.

Những thành phố đẹp. Những đường phố đẹp. Những tòa nhà đẹp.

Mời các bạn nghe chị Tania đọc và nhắc lại theo Tania.

КРАСИВЫЕ ГОРОДА. КРАСИВЫЕ УЛИЦЫ. КРАСИВЫЕ ЗДАНИЯ.

Nếu muốn biết về tính chất của đồ vật, ta sẽ đặt câu với từ dùng để hỏi КАКОЙ. Từ để hỏi cũng biến đổi theo giống và số.

КАКОЙ ЭТО ЖУРНАЛ?

ЭТО НОВЫЙ ЖУРНАЛ.

Đây là tạp chí như thế nào?

Đây là tạp chí mới.

КАКАЯ ЭТО УЛИЦА?

ЭТО СТАРАЯ УЛИЦА.

Đó là đường phố thế nào?

Đó là đường phố cũ.

КАКОЕ ЭТО КИНО?

ЭТО ХОРОШЕЕ КИНО.

Đó là phim thế nào?

Đó là phim hay.

Bây giờ ta có thể đặt ra câu chuyện ngắn sử dụng tất cả các thành tố của ngôn từ mà các bạn đã biết : danh từ, động từ, đại từ và tính từ. Thí dụ một chuyện kể như thế này.

Các bạn đã biết tôi là ai rồi. Tên tôi là Anton. Tôi là sinh viên. Còn đây là các bạn của tôi - Sergei và Ivan. Họ cũng là sinh viên. Đây là thành phố quê hương (thân thuộc) của chúng tôi. Kia là trung tâm cũ. Còn kia là quảng trường mới. Nhà hát và viện bảo tàng ở đây. Tòa nhà đẹp này là trường đại học của chúng tôi.

Bây giờ, mời các bạn nghe chị Tania đọc mẫu, nhắc lại theo Tania và kiểm tra xem mình đặt câu đúng chưa.

ВЫ УЖЕ ЗНАЕТЕ, КТО Я. МЕНЯ ЗОВУТ АНТОН. Я СТУДЕНТ. А ЭТО МОИ ДРУЗЬЯ СЕРГЕЙ И ИВАН. ОНИ ТОЖЕ СТУДЕНТЫ. ЭТО НАШ РОДНОЙ ГОРОД. ВОТ СТАРЫЙ ЦЕНТР. ЗДЕСЬ ТЕАТР И МУЗЕЙ. А ВОТ НОВАЯ ПЛОЩАДЬ. ЭТО КРАСИВОЕ ЗДАНИЕ – НАШ ИНСТИТУТ.

Như vậy hôm nay chúng ta có thêm những từ mới là tính từ КРАСИВЫЙ, НОВЫЙ, СТАРЫЙ, ХОРОШИЙ, РОДНОЙ, КАКОЙ. Các bạn hãy tập luyện kết hợp các tính từ này với danh từ thuộc giống khác nhau, sau đó đặt câu hỏi phù hợp. Các bạn hãy thử nghĩ ra những đoạn hội thoại hay chuyện kể ngắn sử dụng tổ hợp đó.

* * *

Hôm nay các bạn đã biết thêm những từ mới và qui tắc mới của tiếng Nga. Các bạn hãy tập luyện sử dụng từ bằng cách lập ra những câu chuyện và đoạn hội thoại. Chúng tôi rất mong được biết về thành tích của các bạn trong việc học tiếng Nga. Các bạn hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về những bài học tiếng Nga trên làn sóng điện này. Chúc thành công!

ДО СВИДАНЬЯ!
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2011/03/19/47294482/
 

DauPhong

Thành viên thường


Mã chèn diễn đàn :
Xin chào các bạn!

ЗДРАВСТВУЙТЕ!

Rất hy vọng là các bạn đã đạt tiến bộ rõ rệt trong việc nghiên cứu tiếng Nga. Tức là các bạn đã có thể đặt câu hỏi và câu trả lời dựa theo những câu chuyện ngắn kể về bản thân, về gia đình và về thành phố của mình. Hôm nay Đan Thi và Tania sẽ cùng các bạn tiến thêm một bước nữa trên hành trình tới thăm vùng đất kỳ thú của ngôn từ có tên gọi là “Tiếng Nga”. Hôm nay chúng ta sẽ nói về các từ chỉ số đếm.

Số đếm trong tiếng Nga có số lượng và số thứ tự. Số lượng là từ 1 đến 10. ОДИН, ДВА, ТРИ, ЧЕТЫРЕ, ПЯТЬ, ШЕСТЬ, СЕМЬ, ВОСЕМЬ, ДЕВЯТЬ, ДЕСЯТЬ.

Từ chỉ số lượng ОДИН và ДВА biến đổi theo giống của danh từ mà nó đi cùng. Thí dụ ДОМ – là danh từ giống đực, như vậy sẽ cần nói ОДИН ДОМ, ДВА ДОМА.

Danh từ УЛИЦА là giống cái, vì thế: ОДНА УЛИЦА, ДВЕ УЛИЦЫ.

Những số đếm còn lại giống nhau đối với danh từ của tất cả các giống.

ТРИ ЖУРНАЛА, ЧЕТЫРЕ РУЧКИ, ПЯТЬ ОКОН. Ba cuốn tạp chí, bốn chiếc bút, năm cửa sổ.

Từ chỉ số lượng dùng để trả lời cho câu hỏi: СКОЛЬКО?

Thí dụ: СКОЛЬКО СТУДЕНТОВ В ТВОЕЙ ГРУППЕ? Có bao nhiêu sinh viên trong nhóm của bạn?

В МОЕЙ ГРУППЕ ДЕСЯТЬ СТУДЕНТОВ. Trong nhóm của tôi có mười sinh viên.

СКОЛЬКО СТУДЕНТОВ В ТВОЕЙ ГРУППЕ? В МОЕЙ ГРУППЕ ДЕСЯТЬ СТУДЕНТОВ.

Chúng ta cũng sẽ làm quen với hai số từ thứ tự: Thứ nhất và thứ hai. ПЕРВЫЙ, ВТОРОЙ.

Chính trong những ngày này, chúng ta thường bắt gặp từ “Thứ nhất” (Đầu tiên) trong các câu. Thí dụ:

ЮРИЙ ГАГАРИН – ПЕРВЫЙ КОСМОНАВТ ЗЕМЛИ. МЫ ОТМЕЧАЕМ 50-ЛЕТИЕ ПЕРВОГО ПОЛЕТА В КОСМОС.

Yuri Gagarin là nhà du hành vũ trụ thứ nhất (đầu tiên) của Trái đất. Chúng ta đang kỷ niệm 50 năm chuyến bay đầu tiên (thứ nhất) vào vũ trụ. Xin hãy nhắc lại theo Tania

Ở Việt Nam nhớ rõ danh tính ông German Titov, ông đã có thời gian dài lãnh đạo Hội Hữu nghị Nga-Việt. Có lẽ ai cũng biết rằng trong Vịnh Hạ Long có đảo Titov.

German Titov là nhà du hành vũ trụ thứ hai của Trái đất. ГЕРМАН ТИТОВ – ВТОРОЙ КОСМОНАВТ ЗЕМЛИ.

Từ chỉ thứ tự trong tiếng Nga về hình thức có nét giống như tính từ bởi vì cũng có đuôi như tính từ.

ПЕРВЫЙ – СТАРЫЙ. ВТОРОЙ – РОДНОЙ.

Chúng ta thử so sánh nhé. Thứ nhất (đầu tiên) – Cũ. Thứ hai – Thân thuộc. Những từ này dù chức năng khác nhau nhưng có đuôi giống nhau.

Còn một nét giống về hình thức nữa, là số từ thứ tự cũng trả lời cho câu hỏi như câu hỏi với tính từ. Đó là КАКОЙ?

КАКОЙ РАЗ ТЫ ЧИТАЕШЬ ЭТУ КНИГУ? – ВТОРОЙ.

Cậu đọc cuốn sách này lần thứ mấy rồi? – Lần thứ hai.

КАКОЙ РАЗ ТЫ ЧИТАЕШЬ ЭТУ КНИГУ? – ВТОРОЙ.

Bây giờ, xin mời các bạn lập đoạn hội thoại nhỏ. Chẳng hạn, bạn gọi điện cho anh bạn của mình.

Anton, cậu đang làm gì vậy? – Tớ đang đọc. – Cậu đọc gì thế? – Tớ đọc sách. – Đó là cuốn sách mới à? – Không phải. – Cậu đọc cuốn đó lần thứ mấy rồi? – Lần thứ hai.

АНТОН, ЧТО ТЫ ДЕЛАЕШЬ?- Я ЧИТАЮ. - ЧТО ТЫ ЧИТАЕШЬ?- Я ЧИТАЮ КНИГУ. – ЭТО КНИГА НОВАЯ? – НЕТ. – КАКОЙ РАЗ ТЫ ЕЕ ЧИТАЕШЬ? – ВТОРОЙ.

* * *

Hôm nay các bạn đã biết thêm những từ mới và qui tắc mới của tiếng Nga. Các bạn hãy tập luyện sử dụng từ bằng cách lập ra những câu chuyện và đoạn hội thoại. Chúng tôi rất mong được biết về thành tích của các bạn trong việc học tiếng Nga
 

DauPhong

Thành viên thường
Xin chào các bạn!

Mã chèn diễn đàn :
ЗДРАВСТВУЙТЕ!

Vậy là các bạn đã làm quen với những bộ phận cơ bản trong lời nói tiếng Nga: danh từ, động từ, đại từ, tính từ, số đếm. Hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại và và sử dụng những thể loại từ này vào cuộc đối thoại, phản ánh những tình huống đời sống khác nhau. Sẽ rất tốt nếu các bạn học thuộc và nhập tâm những đoạn đối thoại này. Những mẫu câu đơn giản sẽ giúp bạn định hướng và áp dụng đúng đắn trong những bối cảnh tương tự.

Nào, chúng ta bắt đầu với việc làm quen.

ЗДРАВСТВУЙТЕ! МЕНЯ ЗОВУТ ТУНГ. Я ВЬЕТНАМЕЦ. А КАК ВАС ЗОВУТ? - МЕНЯ ЗОВУТ НИНА. - Я ЖИВУ В МОСКВЕ. Я УЧУСЬ В ИНСТИТУТЕ. - А ВЫ ГДЕ ЖИВЕТЕ? - Я ЖИВУ В ТУЛЕ. - ВЫ УЧИТЕСЬ ИЛИ РАБОТАЕТЕ? – Я РАБОТАЮ. Я ВРАЧ. - Я УЧУ РУССКИЙ ЯЗЫК. А ВЫ КАКОЙ ЯЗЫК ЗНАЕТЕ? – Я ЗНАЮ АНГЛИЙСКИЙ ЯЗЫК И УЧУ КИТАЙСКИЙ.

Xin chào! Tôi tên là Tùng. Tôi là người Việt Nam. Thế còn bạn tên là gì? - Tôi tên là Nina. – Tôi sống ở Matxcơva. Tôi học ở trường đại học. Còn bạn sống ở đâu? - Tôi sống ở Tula. – Bạn đi học hay làm việc? – Tôi làm việc. Tôi là bác sĩ. – Tôi đang học tiếng Nga. Còn bạn biết thứ tiếng nước ngoài nào không? – Tôi biết tiếng Anh và đang học tiếng Trung Quốc.

Tình huống tiếp theo – mua hàng. Bạn ra bưu điện, vì cần mua phong bì và tem.

ДАЙТЕ, ПОЖАЛУЙСТА, ДВА КОНВЕРТА И ЧЕТЫРЕ МАРКИ. – КАКИЕ КОНВЕРТЫ? – ВОН ТЕ, БОЛЬШИЕ. – КАКИЕ МАРКИ? – ВОТ ЭТИ, СИНИЕ. – СКОЛЬКО ЭТО СТОИТ? – ТРИДЦАТЬ РУБЛЕЙ. – СПАСИБО. – ПОЖАЛУЙСТА. – А ПОКАЖИТЕ, ПОЖАЛУЙСТА, ТУ ГАЗЕТУ. – ЭТО НЕ ГАЗЕТА. ЭТО ЖУРНАЛ «ВАШ ДОМ». ОЧЕНЬ КРАСИВЫЙ ЖУРНАЛ, НО ОЧЕНЬ ДОРОГОЙ.

Làm ơn cho tôi hai phong bì và bốn chiếc tem - Phong bì như thế nào? – Những chiếc phong bì to kia kìa. – Tem loại nào? – Những chiếc tem màu xanh này. Giá bao nhiêu tiền? - Ba mươi rúp. - Xin cảm ơn. – Không có gì. – Làm ơn cho xem tờ báo kia. - Đây không phải là báo đâu. Đây là tạp chí "Ngôi nhà của bạn”. Tạp chí rất đẹp, nhưng mà rất đắt đấy.

Và bây giờ thêm tình huống cuối cùng – Hỏi đường như thế nào.

СКАЖИТЕ, ПОЖАЛУЙСТА, ГДЕ УЛИЦА ТВЕРСКАЯ? – ИДИТЕ ПО ЭТОЙ УЛИЦЕ ДО КОНЦА И ПОВЕРНИТЕ НАПРАВО. – КАК ПРОЕХАТЬ НА КРАСНУЮ ПЛОЩАДЬ? – СПУСТИТЕСЬ В МЕТРО И ВЫХОДИТЕ НА ВТОРОЙ СТАНЦИИ. ЭТО СТАНЦИЯ «ОХОТНЫЙ РЯД».

Làm ơn chỉ cho tôi, đường phố Tverskaya ở đâu? – Hãy đi theo phố này đến hết và rẽ phải. - Đi đến Quảng trường Đỏ như thế nào? – Hãy lên tàu điện ngầm và xuống ở ga thứ hai. Đó là ga “Okhotnưi Ryad”.

Như các bạn thấy, những đoạn hội thoại này ngắn nhưng không hề đơn giản. Vì thế, chúng ta phải dành thời gian để học thuộc. Nhưng nếu hiểu kỹ nắm vững rồi thì các mẫu câu đó sẽ giúp bạn trong việc đặt câu hỏi cũng như chọn câu trả lời đúng khi gặp tình huống tương tự.

Các bạn thân mến, bài học tiếng Nga của chúng ta hôm nay đến đây tạm dừng.

 

DauPhong

Thành viên thường


Xin chào các bạn!

Mã chèn diễn đàn :
ЗДРАВСТВУЙТЕ!

Thế nào, các bạn thân mến, bạn đã học thuộc đoạn hội thoại mà chúng tôi đã đề nghị trong bài học trước? Nếu bạn nhớ kỹ rồi thì phần hội thoại đó sẽ giúp bạn trong giao tiếp đời sống hàng ngày. Khi biết những từ mới và thay thế vào các mẫu đã nắm vững, chúng ta sẽ giao tiếp thoải mái hơn, phong phú và thú vị hơn. Còn hôm nay chúng ta sẽ xem xét gần hơn một chút về một trong những đề tài khó của ngôn ngữ Nga đối với người nước ngoài – đó là biến đổi đuôi của từ (vĩ tố) theo cách. Các danh từ, tính từ và đại từ trong tổ hợp câu tiếng Nga có sự thay đổi vĩ tố (phần đuôi) tùy theo cách. Bởi tính từ và đại từ có liên quan chặt chẽ đến danh từ, để cùng với nó tạo thành nhóm thống nhất, ta sẽ phải lưu ý sao cho chúng phù hợp với nhau. Ví dụ:

МОЙ РОДНОЙ ГОРОД - ПЛЕС. ЭТОТ МАЛЕНЬКИЙ СТАРЫЙ ГОРОД НАХОДИТСЯ НА РЕКЕ ВОЛГЕ.

Thành phố quê hương của tôi là Ples. Thành phố nhỏ cổ kính này nằm trên (bờ) sông Volga.

Chúng ta cùng xem xét nhóm từ ЭТОТ МАЛЕНЬКИЙ СТАРЫЙ ГОРОД. ГОРОД là danh từ bất động vật giống đực số ít. ЭТОТ là đại từ chỉ định để xác định rõ đối tượng cụ thể đang nói đến, là thành phố này. Trong nhóm, đại từ ЭТОТ có quan hệ gắn với danh từ ГОРОД, vì thế đại từ chỉ định ЭТОТ hiển nhiên cũng cần ở cách giống đực số ít. МАЛЕНЬКИЙ và СТАРЫЙ là các tính từ. Tất nhiên, chúng cũng phải là giống đực số ít. Trong câu này, toàn bộ nhóm gồm bốn từ đều có vĩ tố thống nhất thích ứng phù hợp ở cách 1- nguyên cách. Danh từ chủ ngữ nguyên thể, còn đại từ và các tính từ - kết thúc bằng vần OT – trong ЭТОТ và -ИЙ trong МАЛЕНЬКИЙ, -ЫЙ trong СТАРЫЙ.

Cách tiếp theo của ngôn ngữ Nga – là cách 2 hay còn gọi là sinh cách. Những từ trong cách này trả lời cho câu hỏi НЕТ ЧЕГО?

ЭТОГО МАЛЕНЬКОГО СТАРОГО ГОРОДА НЕТ НА КАРТЕ.

Thành phố nhỏ cổ kính này không có trên bản đồ. Danh từ kết thúc bằng -A – ГОРОДА. Đại từ và tính từ có vĩ tố -ОГО - МАЛЕНЬКОГО СТАРОГО. Ở đây, xin các bạn lưu ý, với vĩ tố -ОГО trong tiếng Nga khi đọc ta cần phát âm là -АВО: ЭТАВО МАЛЕНЬКАВО СТАРАВО ГОРОДА

ЭТОГО МАЛЕНЬКОГО СТАРОГО ГОРОДА НЕТ НА КАРТЕ.

Cách 3 trong tiếng Nga còn được gọi là tặng cách.

ЭТОМУ МАЛЕНЬКОМУ СТАРОМУ ГОРОДУ 500 ЛЕТ. Thành phố nhỏ cổ kính này 500 năm (tuổi).

Các từ trong cách này trả lời cho câu hỏi ЧЕМУ? Danh từ trong câu cách 3 có đuôi -У – ГОРОДУ, đại từ và tính từ kết thúc bằng vĩ tố - ОМУ – ЭТОМУ; МАЛЕНЬКОМУ СТАРОМУ ГОРОДУ.

Trong bài học này, chúng ta đã làm quen với ba cách của tiếng Nga. Để củng cố kiến thức mới về cách, hiển nhiên phải ôn luyện nhiều. Đề nghị các bạn dùng nhóm từ sau:

ТОТ СПОРТИВНЫЙ КЛУБ. Câu lạc bộ thể thao này.

Xin lưu ý về qui tắc phát âm vô thanh với vần cuối từ. Nếu ГОРОД ta đọc thành ГОРОТ, thì КЛУБ là КЛУП.

ЭТОТ ВЫСОКИЙ ДОМ. Ngôi nhà cao này.

ЧУЖОЙ КОМПЬЮТЕР. Máy tính của người khác.

Với những nhóm từ nêu trên, các bạn hãy lập ra bảng và biến đổi các từ trong từng nhóm theo 3 cách mà hôm nay chúng ta đã biết: cách 1-nguyên cách, cách 2-sinh cách và cách 3-tặng cách.
 

DauPhong

Thành viên thường
Xin chào các bạn!

Mã chèn diễn đàn :



ЗДРАВСТВУЙТЕ!

Hy vọng là các bạn đã định hình và nắm được phần nào đề tài khó như cách của tiếng Nga. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục cuộc làm quen này. Trong bài trước chúng tôi đã giới thiệu với các bạn 3 cách đầu của tiếng Nga – cách 1 -nguyên cách, cách 2-sinh cách và cách 3-tặng cách. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu về cách 4-đối cách, cách 5-tạo cách và cách 6-giới cách, thông qua thí dụ của nhóm từ bao gồm danh từ giống đực số ít ГОРОД và đại từ đi kèm với nó ЭТОТ cùng tính từ МАЛЕНЬКИЙ СТАРЫЙ.

Danh từ giống đực ở cách 4-đối cách trùng hợp với cách 1-nguyên cách. Chỉ có điều danh từ này đứng ở vị trí khác trong mệnh đề. Nếu trong cách 1-nguyên cách, từ này là chủ thể của hành động và làm chủ ngữ, thì trong cách 4-đối cách nó là khách thể đối tượng của hành động và là bổ ngữ. Thí dụ:

ЭТОТ МАЛЕНЬКИЙ СТАРЫЙ ГОРОД НАХОДИТСЯ НА РЕКЕ ВОЛГЕ. Thành phố nhỏ cổ kính này nằm trên sông Volga.

Этот маленький старый город là nhóm chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi что. Cả 3 từ đều ở cách 1 (nguyên cách).

Я ЛЮБЛЮ ЭТОТ МАЛЕНЬКИЙ СТАРЫЙ ГОРОД. Tôi yêu thành phố nhỏ cổ kính này.

Trong mệnh đề, nhóm từ этот маленький старый город để ở cách 4 (đối cách). Chủ ngữ trong câu này là từ я, còn этот маленький старый город – là nhóm bổ ngữ, chỉ rõ đối tượng mà hành động của chủ thể hướng tới. Chủ thể я yêu mến đối tượng маленький старый город.

Tiếp theo là cách 5 (tạo cách), trả lời cho câu hỏi чем?

ТУРИСТЫ ЛЮБУЮТСЯ ЭТИМ МАЛЕНЬКИМ СТАРЫМ ГОРОДОМ. Các du khách ngắm thành phố nhỏ cổ kính này.

Danh từ kết thúc bằng vĩ tố -đuôi - ОМ - ГОРОДОМ, còn đại từ và tính từ có vĩ tố-đuôi ИМЫМ – ЭТИМ МАЛЕНЬКИМ СТАРЫМ.

ТУРИСТЫ ЛЮБУЮТСЯ ЭТИМ МАЛЕНЬКИМ СТАРЫМ ГОРОДОМ.

Cách 6 trong tiếng Nga là giới cách. Cách này luôn luôn đòi hỏi dùng với giới từ О, В hoặc НА.

Я ЧАСТО ВСПОМИНАЮ ОБ ЭТОМ МАЛЕНЬКОМ СТАРОМ ГОРОДЕ. Tôi thường nhớ về thành phố nhỏ cổ kính này.

Danh từ có đuôi Е - ГОРОДЕ, đại từ và tính từ kết thúc bằng vĩ tố - ОМ – ЭТОМ МАЛЕНЬКОМ СТАРОМ.

Я ЧАСТО ВСПОМИНАЮ ОБ ЭТОМ МАЛЕНЬКОМ СТАРОМ ГОРОДЕ.

В ЭТОМ МАЛЕНЬКОМ СТАРОМ ГОРОДЕ МНОГО МУЗЕЕВ. Trong thành phố nhỏ cổ kính này có nhiều viện bảo tàng.

В ЭТОМ МАЛЕНЬКОМ СТАРОМ ГОРОДЕ МНОГО МУЗЕЕВ.

Như vậy, chúng ta đã làm quen với tất cả 6 cách của tiếng Nga đối với danh từ, đại từ và tính từ giống đực số ít.

Nào, bây giờ chúng ta cùng ôn lại một chút nhé.

Cách 1 (nguyên cách)

ЭТОТ МАЛЕНЬКИЙ СТАРЫЙ ГОРОД НАХОДИТСЯ НА РЕКЕ ВОЛГЕ.

Cách 2 (sinh cách):

ЭТОГО МАЛЕНЬКОГО СТАРОГО ГОРОДА НЕТ НА КАРТЕ.

Cách 3 (tặng cách):

ЭТОМУ МАЛЕНЬКОМУ СТАРОМУ ГОРОДУ 500 ЛЕТ.

Cách 4 (đối cách):

Я ЛЮБЛЮ ЭТОТ МАЛЕНЬКИЙ СТАРЫЙ ГОРОД.

Cách 5 (tạo cách):

ТУРИСТЫ ЛЮБУЮТСЯ ЭТИМ МАЛЕНЬКИМ СТАРЫМ ГОРОДОМ.

Cách 6 (giới cách):

В ЭТОМ МАЛЕНЬКОМ СТАРОМ ГОРОДЕ МНОГО МУЗЕЕВ.

Để hiểu rõ các cách, cần tập luyện nhiều. Các bạn hãy biến đổi các nhóm từ quen thuộc theo 6 cách:

ТОТ СПОРТИВНЫЙ КЛУБ. ЭТОТ ВЫСОКИЙ ДОМ. ЧУЖОЙ КОМПЬЮТЕР.

Các bạn lập bảng và điền vào bảng những từ trên trong hình thức biến đổi vĩ tố theo cách 4, cách 5 và cách 6. Nếu muốn kiểm tra xem mình làm đúng chưa, các bạn có thể tham khảo bảng mẫu sau đây:

Biến đổi theo cách


Этот маленький старый город
Тот спортивный клуб
Этот высокий дом
Чужой компьютер
Cách 1

Nguyên cách
Этот маленький

старый город
Тот спортивный клуб
Этот высокий дом
Чужой компьютер
Cách 2

Sinh cách
Этого маленького

старого города
Того

спортивного клуба
Этого

высокого дома
Чужого

компьютера
Cách 3

Tặng cách
Этому маленькому

старому

городу
Тому

спортивному клубу
Этому

высокому дому
Чужому

компьютеру
Cách 4

Đối cách
Этот маленький

старый город
Тот

спортивный клуб
Этот

высокий дом
Чужой

компьютер
Cách 5

Tạo cách
Этим маленьким

старым городом
Тем

спортивным клубом
Этим

высоким домом
Чужим

компьютером
Cách 6

Giới cách
Об этом маленьком

старом городе
О том

спортивном клубе
Об этом высоком доме
О чужом

компьютере

[TBODY] [/TBODY]
 

DauPhong

Thành viên thường
Xin chào các bạn!

Mã chèn diễn đàn :
ЗДРАВСТВУЙТЕ!



Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một trong những đề tài quan trọng và phức tạp nhất trong việc nghiên cứu tiếng Nga – đó là sự thay đổi danh từ theo cách. Với những bài trước, các bạn học đã biết được qui định biến đổi theo cách của danh từ giống đực bất động vật và động vật . Hôm nay chúng ta sẽ nói về sự biến cách của danh từ giống cái.

Xin các bạn lưu ý, đại từ và tính từ luôn liên quan đến danh từ, cũng có giống và số. Vì vậy, cùng lúc chúng ta sẽ theo dõi sự thay đổi theo cách của danh từ, tính từ và đại từ. Trong tiếng Nga, danh từ giống cái bất động vật và động vật thay đổi như nhau. Chúng ta lấy thí dụ hai nhóm từ sau:

МОЯ ЛЮБИМАЯ КНИГА. Cuốn sách yêu quí của tôi.

Ở đây КНИГА là danh từ giống cái bất động vật.

МОЯ ЛЮБИМАЯ ПОДРУГА. Bạn gái yêu quí của tôi.

Ở đây ПОДРУГА là danh từ giống cái động vật.

Cách 1 - Nguyên cách

МОЯ ЛЮБИМАЯ КНИГА – «ВОЙНА И МИР». Cuốn sách yêu quí của tôi là “Chiến tranh và hòa bình”

МОЯ ЛЮБИМАЯ ПОДРУГА – МАША ПЕТРОВА. Bạn gái yêu quí của tôi là Masha Petrova.

Cách 2 – Sinh cách. Trả lời cho câu hỏi: НЕТ ЧЕГО? hoặc НЕТ КОГО?

В БИБЛИОТЕКЕ НЕТ МОЕЙ ЛЮБИМОЙ КНИГИ. Trong thư viện không có cuốn sách yêu quí của tôi.

НА ЭТОМ ФОТО НЕТ МОЕЙ ЛЮБИМОЙ ПОДРУГИ. Trong tấm ảnh này không có bạn gái yêu quí của tôi.

Cách 3 - Tặng cách. Nó trả lời cho câu hỏi ЧЕМУ? hoặc КОМУ?

Я ЧАСТО ОБРАЩАЮСЬ К МОЕЙ ЛЮБИМОЙ КНИГЕ. Tôi thường tìm đến cuốn sách yêu quí của tôi..

Я ЗВОНЮ КАЖДЫЙ ДЕНЬ МОЕЙ ЛЮБИМОЙ ПОДРУГЕ. Hàng ngày tôi đều gọi điện cho bạn gái yêu quí của tôi.

Như vậy, chúng ta vừa làm quen với 3 cách của danh từ giống cái. Các bạn hãy tập luyện biến đổi theo cách, với những tập hợp từ sau đây:

ТВОЯ НОВАЯ КВАРТИРА - Căn hộ mới của bạn, НАША ГЛАВНАЯ УЛИЦА - Đường phố chính của chúng ta, КРАСИВАЯ ДЕВУШКА - Cô gái xinh đẹp, ДЛИННАЯ РЕКА - Dòng sông dài.

Các bạn hãy xếp vào bảng, như chúng ta đã lập bảng cho danh từ giống đực. Sang bài sau, chúng tôi sẽ giới thiệu sự biến đổi với 3 cách còn lại, và khi đó các bạn có thể điền vào một bảng hoàn chỉnh, sau đó kiểm tra lại bằng cách đối chiếu với bảng tham khảo trên site của Đài "Tiếng nói nước Nga".

Sự biến đổi theo cách trong tiếng Nga là đề tài khó đối với người nước ngoài sử dụng bản ngữ không có hậu tố. Thế nhưng nếu muốn nắm vững tiếng Nga thì nhất thiết phải nhập tâm tất cả các phương án hậu tố, và rồi sẽ nói tiếng Nga chuẩn. Chúng tôi tin tưởng rằng các bạn học viên người Việt sẽ làm được như vậy.

Xin chúc thành công!
 

DauPhong

Thành viên thường
Xin chào các bạn!

Mã chèn diễn đàn :

ЗДРАВСТВУЙТЕ!

Hôm nay chúng ta sẽ kết thúc cuộc làm quen với sự biến đổi theo cách của danh từ giống cái cùng với tính từ và đại từ đi kèm. Các bạn đã biết nếu ở cách 1, cách 2 và cách 3 thì chúng sẽ có đuôi như thế nào. Bây giờ mời các bạn theo dõi kết cấu vĩ tố trong 3 cách còn lại: cách 4, cách 5 và cách 6.

Trước hết là cách 4 – đối cách. Nó trả lời cho câu hỏi ЧТО hoặc КОГО?

Я ЧИТАЮ МОЮ ЛЮБИМУЮ КНИГУ.

Tôi đọc cuốn sách yêu quí của tôi. Ở đây là danh từ bất động vật.

Я ВИЖУ МОЮ ЛЮБИМУЮ ПОДРУГУ.

Tôi nhìn thấy bạn gái yêu quí của tôi. Ở đây là danh từ động vật. .

Я ЧИТАЮ МОЮ ЛЮБИМУЮ КНИГУ. Я ВИЖУ МОЮ ЛЮБИМУЮ ПОДРУГУ.

Cách 5 – tạo cách. Nó trả lời cho câu hỏi ЧЕМ hoặc КЕМ?

Я ЧАСТО ПОЛЬЗУЮСЬ МОЕЙ ЛЮБИМОЙ КНИГОЙ.

Tôi thường dùng cuốn sách yêu quí của tôi.

Я ВОСХИЩАЮСЬ МОЕЙ ЛЮБИМОЙ ПОДРУГОЙ.

Tôi ngưỡng mộ bạn gái yêu quí của tôi.

Và bây giờ là cách cuối cùng, cách 6 – giới cách. Trong cách danh từ luôn đi với với giới từ, thông thường là О, В và НА.

В МОЕЙ ЛЮБИМОЙ КНИГЕ – МНОГО ФОТОГРАФИЙ.

Trong cuốn sách yêu quí của tôi có nhiều ảnh.

Я ЧАСТО ВСПОМИНАЮ О МОЕЙ ЛЮБИМОЙ ПОДРУГЕ.

Tôi thường nhớ về người bạn gái yêu quí của tôi.

Vậy là bây giờ các bạn đã biết biến đổi danh từ, tính từ và đại từ giống cái theo 6 cách như thế nào. Nào, chúng ta sẽ cùng nhắc lại một lần nữa nhé.

Cách 1:

МОЯ ЛЮБИМАЯ КНИГА – «ВОЙНА И МИР». МОЯ ЛЮБИМАЯ ПОДРУГА – МАША ПЕТРОВА.

Cách 2

В БИБЛИОТЕКЕ НЕТ МОЕЙ ЛЮБИМОЙ КНИГИ. НА ЭТОЙ ФОТОГРАФИИ НЕТ МОЕЙ ЛЮБИМОЙ ПОДРУГИ.

Cách 3

Я ЧАСТО ОБРАЩАЮСЬ К МОЕЙ ЛЮБИМОЙ КНИГЕ.

Я ЗВОНЮ КАЖДЫЙ ДЕНЬ МОЕЙ ЛЮБИМОЙ ПОДРУГЕ.

Cách 4

Я ЧИТАЮ МОЮ ЛЮБИМУЮ КНИГУ. Я ВИЖУ МОЮ ЛЮБИМУЮ ПОДРУГУ.

Cách 5

Я ЧАСТО ПОЛЬЗУЮСЬ МОЕЙ ЛЮБИМОЙ КНИГОЙ.

Я ВОСХИЩАЮСЬ МОЕЙ ЛЮБИМОЙ ПОДРУГОЙ.

Cách 6:

В МОЕЙ ЛЮБИМОЙ КНИГЕ – МНОГО ФОТОГРАФИЙ. Я ЧАСТО ВСПОМИНАЮ О МОЕЙ ЛЮБИМОЙ ПОДРУГЕ.

Các bạn hãy tự lập bảng và biến đổi danh từ, tính từ, đại từ theo 6 cách mà hôm nay chúng ta đã biết. Nếu muốn kiểm tra xem mình kết cấu vĩ tố các từ theo cách đúng chưa, các bạn có thể tham khảo trang điện tử của Đài "Tiếng nói nước Nga". Xin chúc các bạn thành công.



Bảng biến đổi theo cách của danh từ, tính từ và đại từ giống cái

Cách 1 - Nguyên cách

Моя любимая книга

Моя любимая подруга

Твоя новая квартира

Эта красивая девушка

Cách 2 - Sinh cách

Моей любимой книги

Моей любимой подруги

Твоей новой квартиры

Этой красивой девушки

Cách 3 - Tặng cách

Моей любимой книге

Моей любимой подруге

Твоей новой квартире

Этой красивой девушке

Cách 4 - Đối cách

Мою любимую книгу

Мою любимую подругу

Твою новую квартиру

Эту красивую девушку

Cách 5 - Tạo cách

Моей любимой книгой

Моей любимой подругой

Твоей новой квартирой

Этой красивой девушкой

Cách 6 - Giới cách

О моей любимой книге

О моей любимой подруге

О твоей новой квартире

Об этой красивой девушке
 

DauPhong

Thành viên thường
Xin chào các bạn!

Mã chèn diễn đàn :



ЗДРАВСТВУЙТЕ!

Hẳn là các bạn đã thu được những thành tích nhất định khi nghiên cứu sự biến đổi của danh từ tiếng Nga theo cách. Mặc dù đây không phải là đề tài dễ dàng, nhưng chúng tôi tin rằng nếu có nguyện vọng và mục tiêu, bạn có thể học và nắm vững các qui tắc. Hy vọng là các bảng tham khảo trên trang điện tử của Đài "Tiếng nói nước Nga" cũng giúp ích cho các bạn trong việc này.

Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một bộ phận khác trong văn phạm tiếng Nga, đó là trạng từ (phó từ). Không có trạng từ, cũng như không có tính từ, hành văn sẽ nghèo nàn và không biểu đạt được ý tưởng. Trạng từ biểu thị các dấu hiệu, thời gian và địa điểm của hành động và liên quan đến động từ. Trạng từ thường trả lời cho các câu hỏi Где?,Когда? và Как?

Dùng trạng từ như thế nào, ta sẽ thấy qua đoạn hội thoại sau. Tình huống thí dụ: bạn gọi điện thoại di động cho người bạn của mình.

АЛЛО! АНТОН, ЭТО Я, ЧУНГ. ТЫ ГДЕ?

Alo! Anton, tớ (là) Trung đây. Cậu ở đâu vậy?

Xin lưu ý: Trong mệnh đề giao tiếp tiếng Nga thường bỏ qua các động từ-tiếp ngữ như БЫТЬ, ЯВЛЯТЬСЯ, НАХОДИТЬСЯ, mà trong tiếng Việt dùng như động từ là hoặc ở. Tức là thay cho mệnh đề đầy đủ ТЫ НАХОДИШЬСЯ ГДЕ? ta chỉ cần nói ТЫ ГДЕ?

Я ДОМА.Tớ đang ở nhà. ДОМА –là trạng từ (phó từ), trả lời cho câu hỏi Где?

ЧТО ТЫ ДЕЛАЕШЬ? Cậu làm gì thế?

Я ЧИТАЮ КНИГУ АНГЛИЙСКОГО ПИСАТЕЛЯ. Tớ đang đọc cuốn sách của nhà văn Anh.

ТЫ ЧИТАЕШЬ ПО-РУССКИ? Cậu đọc bằng tiếng Nga à?

ПО-РУССКИ – là trạng từ (phó từ), biểu thị dấu hiệu của hành động và trả lời cho câu hỏi Как?

НЕТ, ПО-АНГЛИЙСКИ. Không phải, bằng tiếng Anh.

ТЫ ХОРОШО ЗНАЕШЬ АНГЛИЙСКИЙ ЯЗЫК? Cậu thạo tiếng Anh hả?

ХОРОШО – là trạng từ (phó từ) trả lời cho câu hỏi Как ?

АНТОН, ТЫ ЗНАЕШЬ, КОГДА У НАС ЗАНЯТИЯ ПО МАТЕМАТИКЕ? Anton, cậu biết khi nào chúng ta có giờ Toán không?

ДА. ЗНАЮ. ЗАНЯТИЯ ЗАВТРА. Có. Tớ biết. Giờ Toán vào ngày mai.

ЗАВТРА – là trạng từ (phó từ), trả lời cho câu hỏi Когда?

Các bạn thấy đấy, trạng từ trong tiếng Nga rất đa dạng. Nào, bây giờ ta sẽ thực hành dùng trạng từ (phó từ) trong câu nói Nga. Trước hết, ta sẽ xem xét kỹ hơn dùng trạng từ biểu thị vị trí trong một khoảng không gian.

Hãy giới thiệu căn phòng của bạn. Bạn sẽ mô tả căn phòng như thế nào? Chẳng hạn:

ВОТ МОЯ КОМНАТА. Đây là căn phòng của tôi. ОНА БОЛЬШАЯ И СВЕТЛАЯ. Căn phòng rộng rãi và sáng sủa. СЛЕВА СТОИТ МОЯ КРОВАТЬ. Bên trái là chiếc giường của tôi. СПРАВА СТОИТ СТОЛ. Bên phải có chiếc bàn. НА НЕМ – КОМПЬЮТЕР. Trên bàn có máy vi tính. РЯДОМ СО СТОЛОМ СТОИТ ШКАФ. Cạnh bàn kê chiếc tủ.

Trong đoạn kể chuyện ngắn này có trạng từ СЛЕВА (bên trái) và СПРАВА (bên phải). Biểu thị vị trí trong không gian (căn phòng) cũng được mô tả với các trạng từ НАВЕРХУ (phía trên), ВНИЗУ (phía dưới), ЗДЕСЬ (ở đây), ТАМ (ở đàng kia).

Còn bây giờ mời các bạn nghe đoạn hội thoại sau:

СКАЖИТЕ, ПОЖАЛУЙСТА, ГДЕ ЗДЕСЬ БАНК? – ВОТ ТАМ, СЛЕВА. А ЧТО СПРАВА? – СПРАВА МАГАЗИН. Làm ơn chỉ giùm, ngân hàng (nhà băng) ở đâu? – Ở đàng kia kìa, bên trái. – Còn bên phải là gì vậy? – Bên phải là cửa hiệu.

Các bạn hãy thiết lập đoạn trần thuật ngắn về căn phòng của bạn trong nhà, hoặc mô tả lớp học, văn phòng, chỗ bạn làm việc. Hãy luyện tập trong việc lập ra đoạn hội thoại.

Trong bài kỳ tới, chúng ta sẽ học sử dụng những trạng từ (phó từ) trả lời cho сác câu hỏi Когда? và Как



Chào tạm biệt và xin chúc thành công!

ДО СВИДАНЬЯ!
 
Top