Việt-Nga Hợp Tác

mtmoscow002

Thành viên thường
híc hồi mình học ở moscow mình có rất nhiều cơ hội tham gia những buổi giao lưu văn hóa này nhưng hầu như mình bỏ lỡ hết... giờ về VN rồi thấy tiếc ghê.....
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Уже в течение двух недель в Педагогическом университете в Хошимине идёт подготовка участников олимпиады по русскому языку, которая ежегодно проходит в Российском центре науки и культуры в столице Вьетнама — Ханое.

РЦНК каждый март проводит олимпиаду, в которой участвуют первокурсники, изучающие русский язык в разных вузах Вьетнама. Победители этой олимпиады в качестве награды получают возможность бесплатно учиться в России в течение пяти лет. Учащиеся должны продемонстрировать базовые знания по русскому языку, то есть свободно ориентироваться в ситуациях общения, связанных с бытовой и социально-культурной сферами.

Начиная с 2005 года эта олимпиада проходит в Ханое при поддержке Министерства образования и подготовки кадров Вьетнама. Молодые люди хорошо понимают, что возможность обучения в России — это верный путь к достижению высокого профессионализма и получению престижной работы в будущем.

Студенты из разных городов и вузов Вьетнама, которые победят в олимпиаде, станут обладателями квот Россотрудничества и государственных стипендий Министерства образования и подготовки кадров СРВ для обучения в российских вузах.

В Русском центре Педагогического университета в настоящее время ведётся подготовка участников олимпиады к заключительному, самому трудному для них туру — говорению и аудированию. Руководитель Русского центра Наталья Золкина проводит интенсивный курс по этим видам речевой деятельности. Хотя очень трудно активизировать знания первокурсников, все (и преподаватель, и студенты) очень стараются, так как рассчитывают на положительные результаты. Мы надеемся, что наши занятия не пропадут даром, и студенты Хошиминского педагогического университета смогут продолжить изучать так полюбившийся им русский язык в России!
Nguồn Русский мир
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
“Bố ơi, bố đang ở đâu? Con vẫn luôn mong mỏi ngày đêm được gặp bố!”
Đó là lời nhắn nhủ đầy yêu thương của người con gái Nga mang trong mình một nửa dòng máu Việt.

Cô gái ấy họ và tên là Rudnova Anhia Khanhevna (trước đây là họ Vũ), sinh ngày 24.1.1986. Thật tình cờ hôm đến quầy hàng khô ở trung tâm thương mại Dubrovka (Mátxcơva – LB Nga), chị bán hàng tên Hoa cho tôi hay, có một cô gái Nga lai Việt muốn tìm bố là người Việt anh ạ.
Sau khi xem mảnh giấy nhỏ xé vội viết bằng tiếng Nga ngoằn ngoèo ghi địa chỉ mà cô gái Nga để lại và nhìn tấm hình người thanh niên Việt chơi đàn ghi-ta, mái tóc tốt phủ gáy rủ vành tròn trước trán (kiểu tóc thời thượng của thanh niên thời bấy giờ), tôi lập tức hình dung ra cảnh những chàng trai cô gái Việt Nam sang Liên Xô tham gia hợp tác lao động vào những năm 80 về trước. Họ gặp và say mê những cô gái Nga xinh đẹp. Rồi những cuộc tình trong mộng đến và đi…Thời gian thấm thoát, Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, nhà máy giải tán, số công nhân ở lại làm ăn, số thì về nước, trong đó có bố của cô bé Anhia – kết quả của mối tình với mẹ cô một người con gái Nga, Nhikisina Evghenhina Valentinovna (trước là Moghilinskaia) Hiện gia đình cô đang sống tại Mátxcơva.

Trên mảnh giấy để lại ghi địa chỉ của người bố bằng tiếng Nga nhưng viết không rõ ràng, khiến tôi hơi băn khoăn? Theo đó thì, người thanh niên Việt có tên là Vũ Duy Hạnh (hay Hanh? Hành? Hoặc có thể là Khanh, Khánh? Vì trong tiếng Nga thì chữ X có nghĩa là H, là Kh, của tiếng Việt) Sinh ngày 26.9.1961, sang Liên Xô làm việc tại Mátxcơva (không ghi làm ở nhà máy nào? Sang Nga ngày tháng năm nào? Trở về Việt Nam khi nào hay còn ở lại đâu đó trên đất Nga?)
Còn địa chỉ tại Việt Nam là: Hà Nội (Ba Đình), hàng Gai, số nhà 3 B1, Thủ Lệ. (Bởi ghi không rõ ràng, nên tên phố là hàng Gai hay cầu Giấy đây?) Ngoài ra, bố của Anhia còn có người chị hay em gái tên là Hoa (hay Hòa? Hóa?), người anh trai hay em trai tên là Den? (hay Dền?) Thôi thì đành nhờ gia đình, bà con, bạn bè của Vũ Duy Hạnh (tạm gọi vậy?) đọc được những thông tin này, xem ảnh của anh mà giúp cháu Anhia sớm tìm được bố đẻ thân thương của mình.

Cũng may là Anhia có để lại chỗ quầy hàng khô của chị Hoa mảnh giấy nhỏ khác ghi số điện thoại, nên chúng tôi đã liên lạc được với nhau và hẹn gặp mặt. Đúng hẹn, không chỉ có Anhia mà cả chồng cô nữa, tên là Adrây, một thanh niên Nga. Trông họ thật đẹp đôi, hỏi đã có cháu chưa? Cả hai cùng cười: “Dạ chưa chú à…” (cô không biết một câu tiếng Việt nào) Anhia trông nhiều nét hao hao một cô gái Việt Nam, dáng người nhỏ nhắn, nước da trắng hồng, vẻ thùy mị.

Câu chuyện cởi mở hơn. Nhưng một số thông tin về bố cô mà tôi rất cần biết cụ thể thì cô cũng chẳng cung cấp được gì hơn mảnh giấy kia? Tôi hơi thất vọng. Tôi hỏi sao mẹ cô không nói rõ hơn về bố? Thì Anhia cho biết mẹ không nói gì hơn ngoài mấy dòng tin ngắn ngủi đó? Vì tế nhị…tôi cũng không gắng hỏi thêm, bởi nhận thấy nước mắt của cô rơm rớm vành mi khi nhắc về người cha…

Tôi tranh thủ ghi thêm hình ảnh vợ chồng cô để hi vọng bố cô hiện nay đang ở nơi nào đó khi trông thấy sẽ cảm thấy vui hơn khi giọt máu mình để lại nước Nga năm nào giờ đã khôn lớn, xinh đẹp, thùy mị và có công ăn việc làm ổn định, có một tổ ấm nho nhỏ…Điều mà cô hãy còn thiếu thốn là hình bóng một người cha mà lâu nay cô thường mong muốn được cất lên hai tiếng: “Bố ơi!” như bao người con gái con trai khác…Tôi cũng như cô, mong muốn hai cha con cô sẽ được đoàn tụ, được gặp lại nhau trong vòng tay yêu thương chờ đợi khắc khoải bấy lâu nay.
Một số hình ảnh của anh Vũ Duy Hạnh khi còn ở nước Nga và cô con gái Nga mang trong mình nửa dòng máu Việt: Rudnova Anhia Khanhevna








Võ Hoài Nam (từ Mátxcơva)
Nguồn: dantri.com.vn
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Ông Igor Britov, Chủ nhiệm Ban biên tập phát thanh châu Á của đài Sputnik, hãng truyền thông quốc tế Nước Nga ngày nay vừa có chuyến đi Việt Nam tham dự Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam. Sau đây là bài viết của ông về chuyến đi thú vị đó:





Chuyến đi Việt Nam hai tuần của tôi đã kết thúc. Những sự kiện xẩy ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy có lẽ phải đủ cho cuộc sống Moskva của tôi trong vòng hai tháng, thậm chí có khi còn lâu hơn thế nữa. Trong các sự kiện ấy, điều quan trọng nhất, hữu ích và thú vị nhất đối với tôi là Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam, Liên hoan thơ châu Á Thái Bình Dương và Ngày thơ Việt Nam. Đó là những sự kiện thực sự hoành tráng. Trong cơ sở thành công của các sự kiện văn học to lớn ấy có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Như trong bất kỳ công việc nào cũng vậy, thông thường có rất nhiều điều phụ thuộc vào một con người cụ thể nào đó, có thể dời non bạt núi trên con đường tới mục tiêu định đến. Người ấy phải có cá tính rực rỡ và mạnh mẽ. Đó chính là tính cách của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam. Rõ ràng là nếu không có vai trò trụ cột của ông thì sẽ không thể tổ chức và tiến hành cuộc hội nghị và lễ hội quy mô như vậy. Ngoài vốn sáng tạo to lớn, người đàn ông này có nguồn năng lượng vô biên, có sức hút tình cảm, uy tín lớn trong xã hội và ảnh hưởng chính trị, bằng chứng là mối quan hệ của ông với Chủ tịch nước.

Diễn đàn quốc tế về văn học ở Hà Nội, với sự tham gia của hơn 150 đại diện đến từ 43 quốc gia, đòi hỏi nguồn chi phí tài chính khá lớn. Tình hình kinh tế thuận lợi hiện nay ở Việt Nam có thể cho phép dành tiền cho những diễn đàn như vậy. Nhờ tốc độ phát triển kinh tế gia tăng, chính phủ Việt Nam ngày càng hỗ trợ các hoạt động trong các lĩnh vực tinh thần, trong đó có văn học. Hiện nay, nhiều quốc gia mạnh mẽ về kinh tế ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc rất quan tâm đến văn hóa và xúc tiến quảng bá văn hóa ra nước ngoài. Mỗi quốc gia trong số họ thực hiện điều đó theo cách riêng của mình, và mỗi quốc gia có những mục tiêu riêng trong lĩnh vực này. Là một nước đang phát triển, song song với sự gia tăng sức mạnh kinh tế, Trung Quốc có xu hướng tăng cường vị thế chính trị và văn hóa của mình trên thế giới. Một loạt Viện Khổng Tử được khai trương trên toàn thế giới, chỉ riêng ở Nga đã có khoảng 20 viện như vậy. Trung Quốc không chỉ mở rộng ảnh hưởng văn hóa của mình, mà còn hướng tới sự tác động văn hóa và tư tưởng trên thế giới. Hàn Quốc quảng bá văn hóa của mình bằng cách nhằm vào giới thanh niên, bởi vì lớp trẻ vốn có phản ứng nhanh nhạy trước tất cả những gì mới mẻ, tiên tiến và hiện đại. Thông qua làn sóng văn hóa, thế hệ trẻ có thể dễ dàng quan tâm đến đất nước một cách toàn diện, quan tâm đến sản phẩm công nghệ và thương hiệu Hàn Quốc, trong tương lai gần điều đó mang lại lợi ích kinh tế cho Seoul. Nhật Bản tăng cường ảnh hưởng vững chắc của mình ở Nga trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa, kể cả trong văn học. Một phần không nhỏ, nhờ điều đó mà thái độ của người Nga đối với Nhật Bản tương đối tích cực, bất chấp sự tranh chấp lãnh thổ về quần đảo Kuril. Trong trường hợp này, văn hóa đóng vai trò quan trọng như một yếu tố chính trị.

Chỉ có các cường quốc kinh tế mạnh mẽ mới có khả năng quảng bá ảnh hưởng văn hóa của mình tới các nước khác. Việt Nam đang ngày càng tỏ rõ tiềm năng kinh tế của mình, tạo cơ sở để tin rằng việc thúc đẩy văn hóa Việt Nam ra thế giới sẽ được mở rộng. Tiền ngân sách bỏ ra như vậy sẽ thu được kết quả thiết thực. Sự đầu tư tài chính cho chính sách hợp tác văn hoá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam và tạo khí hậu thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

Sự thành công về kinh tế của đất nước thúc đẩy các hoạt động phát triển văn học, xuất bản sách, kích thích đời sống văn học và mối liên hệ với các nhà văn quốc tế. Nhưng ở Nga nhiều người cho rằng sự giàu có vật chất có hại cho các nghệ sĩ, cuộc sống no đủ khiến cho tài năng mai một. Có vẻ như nhà văn phải đói khổ, phải sống trong thiếu thốn thì ngòi bút của ông ta mới sản sinh ra kiệt tác. Thế kỷ XIX thời hoàng kim của văn học Nga cho thấy những quan sát này là có lý. Nhưng chúng ta hãy hy vọng rằng đây không phải là quy luật phổ quát của văn học, và cách tiếp cận như vậy sẽ không phù hợp cho Việt Nam!

Tôi từng biết rằng ở Việt Nam có rất nhiều nhà thơ, nhưng cả một đất nước làm thơ như vậy thì thậm chí không thể tưởng tượng! Thiên nhiên Việt Nam truyền cảm hứng cho người ta phải làm thơ. Có lẽ bất kỳ người nào đứng trước cảnh quan điểm tuyệt đẹp của vịnh Hạ Long cũng nổi hứng sáng tạo! Nhưng vẻ đẹp thiên nhiên cũng có ở nhiều quốc gia. Vậy thì bản chất vấn đề là ở chỗ khác? Phải chăng, trong con người Việt Nam có một thứ gen làm thơ nào đó, là đặc thù của người Việt! Thái độ đặc biệt của nhân dân Việt Nam đối với thơ ca được thể hiện ở chỗ trong diễn đàn văn học lần này khách mời quốc tế hầu hết là các nhà thơ, còn số các dịch giả thì ít hơn nhiều. Và, như về sau tôi nhận ra, không phải vì ban tổ chức quên mời, mà bởi số lượng các dịch giả dịch văn học Việt Nam ra các thứ tiếng khác trên thế giới là rất ít.

Ở Nga hiện giờ không có dịch giả nào dành tất cả thì giờ của mình để chỉ làm công việc dịch văn học Việt Nam, coi đó là công việc chính yếu và duy nhất trong cuộc sống của mình. Bản thân tôi cũng chỉ có thể dành thời gian cho công việc dịch sách sau khi đã làm xong công việc chính ở đài phát thanh. Rất đáng tiếc là tôi không thể dành thời gian cho công việc dịch sách một cách có hệ thống, theo lịch trình thường xuyên, mà chỉ có thể làm khi có được khoảng thời gian rỗi ngắn ngủi. Trong cuộc chuyện trò thân tình, đề cập đến các nhà văn Việt Nam trẻ tuổi, nhà văn lão thành Đỗ Chu nói với tôi rằng đối với đa số các tác giả trẻ, viết văn chỉ là công việc thứ yếu. Họ viết báo hoặc tham gia công việc khác để nuôi sống bản thân và gia đình. Và tất nhiên, điều này tác động tiêu cực đối với công việc sáng tác của họ. Ở một mức độ nhất định, có thể áp dụng nhận xét này cho những người đang dịch văn học Việt Nam. Ở Nga hiện nay gần như không thể sống nổi nếu chỉ dịch văn học.

Giáo sư Phạm Vĩnh Cư, một dịch giả cự phách của trường phái dịch thuật Việt Nam cho rằng trong công việc chuyển ngữ tác phẩm văn học có ba vấn đề chính: tìm được dịch giả chuyên nghiệp, lựa chọn tác phẩm có giá trị để dịch và xuất bản quyển sách đó. Theo chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam về văn học Nga Phạm Vĩnh Cư, vấn đề thứ ba không phải là vấn đề chính và có thể giải quyết được. Thế nhưng ở Nga vấn đề đó lại không hề dễ dàng. Không phải dịch giả nào cũng có thể đứng ra làm công việc quản lý và đề xuất bản dịch của mình với nhà xuất bản. Vì vậy, cần phải có người hoặc tổ chức nào đó tham gia giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến việc chuyển ngữ và in ấn, phát hành tác phẩm văn học. Hiện nay Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Nga và Việt Nam đang hoạt động, do nhà văn-dịch giả Hoàng Thúy Toàn phụ trách. Quỹ này được thành lập cho các dự án cụ thể. Vậy thì những sáng kiến và kế hoạch khác không nằm trong phạm vi quỹ này thì sao, phải giải quyết như thế nào?

Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam và Liên hoan quốc tế thơ châu Á Thái Bình Dương tại Hà Nội chắc chắn sẽ thúc đẩy phổ biến văn học Việt Nam ra nước ngoài. Đối với tôi, chuyến đi này có ý nghĩa rất quan trọng. Việc làm quen với các nhà văn Việt Nam, trực tiếp đối thoại với họ sẽ kích thích làm việc nhiều hơn nữa. Giờ đây tôi quan tâm nhiều hơn đến văn học Việt Nam và công việc dịch tác phẩm của các nhà văn Việt Nam để giới thiệu với bạn đọc Nga. Những diễn đàn văn chương và liên hệ với các nhà văn quốc tế là rất cần thiết. Theo hướng Nga-Việt bây giờ, có lẽ chỉ có Thúy Toàn đóng vai trò cầu nối giữa các nhà văn Nga và Việt Nam.Vậy mà trước đây, liên hệ văn học giữa Việt Nam và Liên Xô đã từng rộng lớn nhường nào! Nhiều nhà văn, nhà thơ Liên Xô nổi tiếng đã đến thăm Việt Nam. Thơ Việt Nam từng được những đấng, những bậc trên đỉnh Olympus thơ ca như Konstantin Simonov chuyển ngữ. Hiện giờ, đôi khi công việc đó được đảm nhiệm bởi những người rất xa rời Việt Nam. Trong khi đó, vai trò của dịch giả lại vô cùng quan trọng, vì dịch văn học đồng thời cũng là sứ mệnh văn hóa và giáo dục, là giúp người đọc hiểu được đất nước và yêu mến người dân của đất nước nói tiếng nói cuốn sách được dịch. Đối với bản thân, tôi thực hiện lời khuyên của dịch giả người Nga nổi tiếng Mariana Tkachev là làm nhiều chú giải về đặc tính đời sống, phong tục và văn hóa của người Việt Nam.

Tiền bạc, thời gian, lựa chọn tác phẩm đáng dịch — tất cả những điều này là rất quan trọng trong công việc của người dịch văn học. Nhưng có một thành phần thiết yếu của bất kỳ quá trình sáng tạo nào là nguồn cảm hứng. "Chúng ta được sinh ra cho cảm hứng" – thi hào Nga Alexander Pushkin từng viết như vậy trong "Nhà thơ và đám đông." Những lời này không chỉ dành cho các thi sỹ, mà còn có thể nói về bất kỳ người nào tham gia công việc sáng tạo, kể cả các dịch giả. Không phải ngẫu nhiên mà Liên Xô đã từng lập ra rất nhiều trại sáng tác tại những nơi đẹp nhất trong nước như Sochi, Picunda, Jurmala… Ở Việt Nam, như tôi đã đề cập, rất nhiều nơi có thể truyền cảm hứng sang tạo như Hạ Long, Phú Quốc, Đà Lạt, Sapa…. Khi đến Nha Trang, tôi bất chợt mong muốn rằng: "Giá mà được sống lâu hơn ở đây trong một ngôi nhà nhìn ra biển! Có lẽ ở đây sẽ làm việc rất dễ dàng!" Biết đâu, tôi sẽ có dịp dịch một cuốn sách Việt Nam nào đó trên bờ Biển Đông xinh đẹp…
I.B.


Nguồn: sputniknews
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Ai giỏi tiếng Việt nhất?

Nước Việt Nam trong những thời kỳ lịch sử khác nhau có tên gọi thế nào?



Cuộc thi chủ đề “Tôi yêu Việt Nam” được tổ chức tại Matxcơva

Trên mảnh đất Việt Nam có bao nhiêu dân tộc chung sống? Ai là nhân vật trong huyền thoại về chiếc nỏ thần? Đó là một vài trong số khá nhiều câu hỏi nêu ra dành cho các thí sinh là sinh viên-chuyên gia Việt Nam học trẻ tuổi trong cuộc thi chủ đề "Tôi yêu Việt Nam" vừa được tổ chức tại Matxcơva.

Các thành viên tham gia cuộc thi này thuộc những đội tuyển từ ba cơ sở đào tạo chuyên ngành Đông phương học hàng đầu ở Matxcơva: Đại học Tổng hợp Quan hệ Quốc tế (MGIMO), Viện các nước Á-Phi thuộc MGU, Viện phương Đông thực hành (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga). Những cô gái dễ thương và các chàng trai tự tin không chỉ thoải mái trả lời bằng tiếng Việt cho các câu hỏi khá hóc búa liên quan đến lịch sử, nền văn hóa, truyền thống và phong tục của Việt Nam. Họ còn hào hứng trình bày những bài ca tiếng Việt, biểu diễn những điệu vũ Việt Nam uyển chuyển lạ thường, giới thiệu tác phẩm của các thi sĩ Việt Nam là những bài thơ đã được chính các sinh viên này dịch sang tiếng Nga.

Cuộc thi đã trở thành ngày hội thực thụ không chỉ của tri thức và tài năng, mà còn là niềm vui mang đến cho các thực khách. Dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân, mỗi đội đều chuẩn bị những món ăn truyền thống Việt độc đáo: bánh giò, bánh bột lọc rồi bánh ít…Phải thừa nhận là các chàng trai các cô gái này đã đạt kết quả mỹ mãn. Kết thúc cuộc thi, các thí sinh cùng ban giám khảo, các đại diện báo chí Việt Nam và Nga tập trung đông đảo để chứng kiến cuộc đua tài, tất cả đều được mời thưởng thức nhiều món ăn Việt đa dạng và ngon lành do đầu bếp của nhà hàng "Đất Việt" chuẩn bị.

Người khởi xướng tổ chức cuộc thi phong phú và thú vị này là một phụ nữ Việt trẻ trung khả ái, chị Nguyễn Thanh Hà, hiện làm nghiên cứu sinh tại Đại học Sư phạm Quốc gia Matxcơva đồng thời tham gia dạy tiếng Việt ở Viện phương Đông thực hành (IPV). Trả lời phỏng vấn của nhà báo từ Đài phát thanh "Sputnik", Thanh Hà khiêm tốn nói rằng ý tưởng tiến hành cuộc thi thực ra là xuất phát từ nguyện vọng của bản thân các sinh viên Việt Nam học, và mục đích chính của hoạt động này là nhằm làm cho Việt Nam trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn đối với các bạn trẻ Nga.

Các thành viên đều thi rất tốt, nhưng xuất sắc hơn cả là đội MGIMO. Ba cô gái xinh đẹp — Evgenya, Natasha và Masha đang hoàn thành chương trình năm thứ IV ở trường đại học và sửa soạn làm việc trong những lĩnh vực khác nhau của quan hệ hợp tác Nga-Việt.

Đa số các thí sinh trong cuộc đua tài trí này chỉ làm quen với tiếng Việt khi vào đại học, nhưng riêng cô sinh viên năm thứ IV của Viện các nước Á-Phi (MGU) là Masha Efimova thì đã đem lòng yêu thứ ngôn ngữ giàu nhạc điệu này từ lúc học phổ thông, nơi Masha kết thân với hai cô bạn người Việt là chị em song sinh. Masha Efimova muốn tiếp tục học lên để có bằng Thạc sĩ, sau đó đi theo chuyên ngành hẹp là kinh tế Việt Nam.

Tại Nga, ngày càng có nhiều người muốn học tiếng Việt để sang làm việc ở Việt Nam, ở các cơ sở liên doanh Nga-Việt, hoặc đơn giản là du ngoạn khắp đất nước tươi đẹp này. Tổ chức những cuộc thi như "Tôi yêu Việt Nam" là hoạt động thú vị và hữu ích, tạo cơ hội cho mọi người có dịp làm quen với Việt Nam, — bà Elena Tyumeneva, giảng viên Nga nổi tiếng của ngành Việt ngữ và là Trưởng Ban giám khảo cuộc thi nêu nhận xét.

Chọn hướng nghiên cứu về Việt Nam, các sinh viên Nga đều cố gắng khám phá tìm hiểu để biết thật nhiều và nhuần nhuyễn mọi khía cạnh đời sống của đất nước phương Nam xa xôi về địa lý nhưng lại rất gần gũi về tình cảm và tinh thần với đất nước và nhân dân Nga. Các chuyên gia Việt Nam học tương lai đều muốn hòa nhập để thấu hiểu nét bản sắc truyền thống văn hóa cổ xưa phong phú và độc đáo của Việt Nam. Những đại biểu từ giới trẻ Nga này thể hiện tri thức của họ không chỉ ở giảng đường đại học, mà còn cả trong các cuộc thi, qua các ngày hội và Festival. Sắp tới đây, một lễ hội như vậy sẽ diễn ra trong khuôn viên trường MGIMO và chúng tôi rất vui có dịp kể lại với các bạn trong chương trình của đài "Sputnik".











Nguồn sputnikNews
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Trước thềm kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức, 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga-Việt, đài truyền hình Việt Nam tổ chức chiếu những bộ phim hay nhất về chiến tranh của Liên Xô và Nga.





Nhiều phim trong số đó đã quen thuộc với khán giả Việt Nam, đặc biệt là những người từng học tập và làm việc tại Liên Xô, những người yêu quý, quan tâm đến lịch sử và văn hóa Nga.

Theo ông Nguyễn Đăng Phát, tổng biên tập tạp chí "Bạch Dương", các bộ phim như "Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân", "Người thứ bốn mươi mốt”, "Số phận một con người", "Giải phóng" đã giam chân một số lượng lớn khán giả Việt Nam bên màn ảnh nhỏ. Trong số đó, ngoài lớp khán giả lớn tuổi, điều quan trọng là có cả giới trẻ, vốn quen xem phim truyền hình Hàn Quốc, phim lịch sử Trung Quốc và các loại phim nước ngoài khác. Đây là dịp để thanh niên Việt Nam có cơ hội tìm hiểu thêm về lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai và những trang lịch sử hào hùng của nước Nga. Phim Liên Xô và phim Nga không chỉ được chiếu trên truyền hình quốc gia Việt Nam, mà cả trên truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, kênh Bộ Quốc phòng Việt Nam và các kênh truyền hình khu vực khác, ông Nguyễn Đăng Phát cho biết.

Các nhà làm phim Xô Viết và Nga đã làm rất nhiều phim về chiến tranh, có thể liệt vào loại kiệt tác điện ảnh thế giới. Trong dịp này, khán giả Việt Nam có cơ hội được xem nhiều phim xuất sắc trong số đó. Hai năm trước, hãng phim "Mosfilm" lớn nhất của Nga đã bán bản quyền cho truyền hình Việt Nam 90 phim trong bộ sưu tập của mình. Ông Sergei Simagin, Trưởng ban Quan hệ quốc tế và phát hành của Tập đoàn "Mosfilm" nói với phóng viên Đài phát thanh "Sputnik":

“Đây là những bộ phim được “Mosfilm”. sản xuất trong các thời kỳ khác nhau. Từ phim về Đô đốc Nakhimov của đạo diễn Pudovkin, được phát hành năm 1946, cho đến những bộ phim ra đời những năm gần đây. Trong số đó có rất nhiều bộ phim về đề tài chiến tranh. Đây là một trong những gói tác phẩm điện ảnh lớn nhất mà chúng tôi đã bán ra nước ngoài. Nhiều phim trong số đó đã được chiếu ở Việt Nam trong thập niên 70-80 của thế kỷ trước, và khán giả Việt Nam sẽ rất vui lòng được xem lại lần nữa.”

Trong những ngày tháng Năm lịch sử này, trên màn ảnh nước Nga sẽ xuất hiện những bộ phim yêu thích về cuộc chiến. Và một lần nữa, không biết là lần thứ bao nhiêu, người Nga chúng tôi lại không thể rời mắt khỏi màn hình. Năm nay, cùng với chúng tôi, còn có hàng triệu khán giả Việt Nam các thế hệ khác nhau hồi hộp theo dõi số phận nhân vật trong các bộ phim đó, tự hào về họ, khóc thương và tưởng nhớ họ.
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Việt Nam là đất nước giàu tài năng.





Ví dụ, tại các cuộc thi quốc tế về vật lý và toán học, sinh viên Việt Nam đã đoạt hơn 40 huy chương. Họ có thể trở thành các nhà khoa học và giảng viên xuất sắc, mang lại đóng góp to lớn cho khoa học. Trường Đại học vật lý kỹ thuật Moskva nổi tiếng (MIPT hoặc Phystech) sẽ giúp họ trong việc này.

Phó Hiệu trưởng về Quan hệ Quốc tế Anna Derevnina cho biết, trong số những người thành lập Phystech có các nhà khoa học nổi tiếng, bao gồm cả 8 người đoạt giải Nobel. Bà Anna Derevnina nói:

"Chúng tôi tự hào rằng trong lịch sử nước Nga mới, chúng tôi là trường đại học duy nhất đào tạo những người được trao giải Nobel. Đó là Andrei Geim và Konstantin Novoselov, nhận giải Nobel năm 2010 cho công trình nghiên cứu vật liệu tương lai graphena. Hiện giờ với tư cách là trường đại học nghiên cứu quốc gia, Phystech được chính phủ Nga tài trợ và cạnh tranh bình đẳng với các trường đại học kỹ thuật và công nghệ hàng đầu thế giới. Liên quan đến điều này là một trang mới về việc quốc tế hóa cuả trường."

Từ năm học này trở đi, Phystech khởi đầu 10 chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Anh cho sinh viên nước ngoài. Các chương trình này không chỉ dựa trên các khóa giảng của các giáo sư xuất sắc nhất Phystech, mà còn có các giáo sư nổi tiếng từ các trường đại học nước ngoài từ châu Âu, Mỹ và Châu Á sẽ đến đây thỉnh giảng. Đó là các chương trình thạc sĩ về công nghệ nano, vật lý plasma, khoa học vũ trụ, thiết kế vật liệu, sinh học tế bào và sinh học phân tử, điều khiển học tiên tiến, khí động học — là những ngành học thú vị đối với nhiều nước và nằm trong khu vực lợi ích quốc gia của họ.

Đại học vật lý kỹ thuật Moskva (Phystech) cấp học bổng cho sinh viên nước ngoài. Trường có khu học xá đẹp và hiện đại tại thị trấn Dolgoprudny ở ngoại ô Moskva, với các thiết bị tốt dành cho nghiên cứu. Nhưng đặc tính đào tạo tại PhysTech là ở chỗ sinh viên thực hiện các dự án của họ tại các tập đoàn hiện đại lớn nhất và viện hàn lâm. Bà Anna Derevnina nói tiếp:

"Trong 20 năm qua có mốt đi du học tại các trường đại học Mỹ. Nhưng tại các trường đại học Mỹ, môn vật lý và toán học lại do các cựu sinh viên tốt nghiệp PhysTech giảng dạy. Vì vậy, tốt hơn hết là đến thẳng PhysTech để nhận kiến thức, mà học phí lại rẻ hơn nhiều so với ở Mỹ. Sứ mệnh Phystech là đào tạo tầng lớp thượng lưu khoa học. Ở trường chúng tôi có 650 sinh viên đại học và sau đại học đến từ 30 quốc gia, chiếm khoảng 11% tổng số sinh viên của trường. Trong số đó có 63 sinh viên đại học và sau đại học đến từ Việt Nam. Các vị giáo sư khó tính luôn nói về họ với sự hài lòng cao nhất."

Phystech có lịch sử hợp tác từ lâu với Việt Nam. Những người bảo vệ luận án vật lý và toán học tại Phystech hiện nay đang làm việc trong các trường đại học hàng đầu Việt Nam và tạo thành cộng đồng các nhà khoa học trẻ xuất sắc nhất trong cả nước. Kể từ năm ngoái Phystech tham gia chương trình "Du học tại Nga", là chương trình lựa chọn trong các kỳ thi Olympic Việt Nam những bạn trẻ tài năng nhất gửi đi du học tại các trường đại học hàng đầu của Nga. Bây giờ lại có thêm một lựa chọn mới với chương trình thạc sĩ. Và Phystech sẵn sàng giúp đỡ đào tạo các đội sinh viên Việt Nam để tham gia thi quốc tế, bởi vì chính bản than trường có nhiều kinh nghiệm tuyệt vời về mặt này. Bà Anna Derevnova đã thảo luận tất cả điều nói trên với đại diện giáo dục đại học Việt Nam trong chuyến đi Hà Nội mới đây. Bà Anna Derevnova, Phó Hiệu trưởng MIPT kể:

"Tôi thực sự bị Hà Nội quyến rũ. Và thực sự hài lòng khi thấy rằng người Việt Nam quan tâm đến việc du học ở Nga, nơi mà chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho họ một nền học vấn tốt. Chúng ta cần phải sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có để tiếp tục đầy đủ lịch sử quan hệ vẻ vang của chúng ta.»

Đã đến lúc đi du học tại Nga. Nước Nga đang chờ đợi những thanh niên tài năng của Việt Nam.
 

Minh Hiền

Thành viên thường
Các anh, chị, cô bác cho em/cháu hỏi là trong diễn đàn mình có sách dạy tiếng việt cho người Nga không ạ? mọi người ai có thì share cho em/ cháu với ạ! em/cháu cảm ơn ạ
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Учебное пособие по вьетнамскому языку : Начальный курс/ А. П. Шилова, Нго Ньы Бинь, Н. В.Норова
Sách nặng 570 MB, bạn tìm Google thử xem, mình bận quá, nhưng sẽ cố up gửi bạn.

 
Top