Nhịp Cầu Việt-Nga

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Chúc mừng bạn nhé, đc học tại MGU! Bạn đừng quá lo lắng về tiền, sp với học bổng nhà nước và trường cấp bạn đủ sống và có dư nữa. Chợ người Việt thì dĩ nhiên là ở thủ đô sẽ có rồi, như Vladivostok mình đây còn hẳn 2 chợ ng Việt cơ :D
 

ruacon35

Thành viên thường
Bạn trẻ này thật may mắn được học tại MGU. Theo như mình thấy đã từ lâu lắm rồi MGU từ chối nhận sinh viên dạng học bổng. Chúc mừng em nhé !
 

toptomsk

Thành viên thường
Mình cón nên chuẩn bị máy sấy tóc, bàn là không ạ? Em nghe nói ob ở nga không cho dùng mấy món này ạ?
đúng là ko đc dùng em ạ.
Tất nhiên là còn tùy mấy bà quản lí ký túc dễ hay khó tính nữa.riêng bàn là thì ko nên mang sang.

Cảm ơn anh toptomsk ,a có thể cho e sdt hay gì ll e muốn hỏi a tý đc k ạ,
có gì cần biết em cứ pm riêng a trên này cũng đc.còn nếu e dùng yahoo thì add : hoannguyen1491 :14.jpg:.Mà anh sống ở vùng sâu vùng xa, xa Mos lắm (cỡ 4000km) nên a ko rõ cuộc sống trên đó đâu.
 

Thần Nhanh

Thành viên thường
đúng rồi đại học tổng hợp MGU đâu có nhận học sinh dạng học bổng nhỉ , chắc bạn phải có thành tích xuất sắc chăng ???
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Có thể gom những điều mới lạ này qua ba chữ "th": Thoáng, thân thiện và thú vị.

Những điểm khác biệt nho nhỏ trong trường học giữa Nga và Việt Nam sẽ khiến bạn rất bất ngờ, thú vị và hơn thế nữa có thể học hỏi một chút gì đó từ nước bạn Nga:

Giấy kiểm tra - Thoải mái tuỳ theo bạn thích

Nếu như ở Việt Nam từ cấp 1 đến bậc đại học khi có bài kiểm tra lớn thì nhất định bạn phải chuẩn bị một cách rất cẩn thận, gọn gàng và phải là giấy đôi, hay còn gọi là giấy gồm hai tờ.
Hẳn các bạn đã từng chứng kiến ở các cấp bậc phổ thông, mỗi khi có tiết kiểm tra là y như rằng giật vở, xin bạn bè. Có những lúc vì vội quá nên xé giấy tạo nên một lỗ thủng to đùng, nếu gặp một giáo viên khó tính chắc chắn bạn sẽ một là lần đầu cảnh cáo, hai là trừ điểm ngay lập tức hoặc cũng có trường hợp giáo viên "mạnh tay" hơn là loại bài kiểm tra đó luôn.
Mình từng chứng kiến hồi học lớp 11, có một bạn trong lớp khi làm kiểm tra, không kẻ ô điểm, không viết tên môn, giấy kiểm tra bị rách ở hai đầu đinh ghim do xé gấp. Kết quả là cô giáo ném ngay tờ giấy kiểm tra xuống sàn nhà khiến cả lớp choáng một phen.
Còn ở Nga thì sao...


Ở Nga cũng có lúc kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm (thường là giấy A4) nhưng cũng không thiếu hình thức tự luận bạn phải chuẩn bị giấy kiểm tra.
Và ở đây dù là bài kiểm tra lớn hay nhỏ thì giấy nào cũng không quan trọng, miễn là đừng rách hay nhàu là được. Bạn có thể chọn một trang giấy hay một tờ giấy đôi thậm chí là một mẩu giấy nếu bạn bài làm không dài.
Nhiều lúc cô giáo sẽ phát những mẩu giấy A4 đã in một mặt và một mặt còn sử dụng được cho bạn, chẳng sao cả, ai cũng thấy bình thường, thậm chí cô còn bảo xé ra nhiều mảnh nếu bài làm không cần viết nhiều.
Ở đây họ chẳng cần quan tâm tới bạn viết trên loại giấy nào, nói nôm na là không quá coi trọng về hình thức mà chỉ cần xem bạn viết được gì trên đó, nội dung ra sao.

Khi thấy giáo viên ngồi vắt vẻo trên bàn - Bạn cũng đừng sốc

Mình từng "choáng" với hình ảnh cô giáo tiếng anh trong giờ kiểm tra sau khi phát đề cô liền đi xuống lớp và ngồi ung dung trên bàn chấm bài. Ngó sang nhìn các bạn Nga họ chỉ mim cười với hành động của vẻ "ngơ ngác" của mình, và ánh mắt đó cho như nói rằng "thực ra bọn tao thấy rất nhiều và chuyện đó cũng bình thường."
Tuy nhiên trường hợp đó rất ít hoặc không xảy ra với giáo viên lớn tuổi nhưng nếu có xảy ra thì cũng chẳng sao bởi họ không đánh giá con người qua một hành vi nào đó, chẳng hạn như ngồi trên bàn.
Nhưng trái lại mình khá hiếm thấy học sinh, sinh viên ở đây ngồi, chạy nhảy trên bàn học như ở Việt Nam mình.
Thế như ở Việt Nam mình, việc giáo viên mà ngồi chễm chệ trên bàn trong lớp học thì chắc có lẽ chỉ hai phút sau đã có một video trên mạng với tựa đề "cư dân mạng sốc với hình ảnh cô (thầy giáo) xyz thoải mái bắt chân ngồi trên bàn học."
Còn với các bạn sinh học sinh, thậm chí là sinh viên ở Việt Nam thì tha hồ nhảy nhót, đuổi bắt, vui đùa trên bàn học không chút mảy may lo ngại. Điều này có lẽ xảy ra nhiều hơn ở cấp bậc phổ thông và nhiều ở các trường vùng quê.

Mọi thứ nếu liên quan tới tiếng nước ngoài đều phải phiên âm ra tiếng Nga



Có lẽ đây là điều mà làm cho người Nga tính "tự tôn dân tộc" càng đẩy lên cao. Đặc biệt ở những lớp nhân văn và xã hội, ngoại ngữ - Nơi sẽ có những từ ngữ mượn, tác giả nước ngoài... Giáo viên ở đây sẽ bắt bạn phải phiên âm ra tiếng Nga.
Mình từng bị cô giáo cảnh cáo nhiều lần vì viết tên tác giả nước ngoài mà không phiên âm ra tiếng Nga còn với sinh viên Nga chỉ một lần nhắc nhở và lần sau sẽ thẳng tay trừ điểm.
Bất kể là ai, người nổi tiếng hay từ vay mượn khi viết khi học các bạn học sinh và sinh viên Nga sẽ phải viết bằng kí tự của họ. Điều này được lí giải là vì trong mỗi tâm hồn của người dân Nga chứa đựng một tình yêu đất nước và lòng tự tôn dân tộc cao độ. Họ luôn muốn chứng tỏ với thế giới rằng, họ có một đất nước rộng lớn, giàu đẹp, một nét văn hoá giàu bản sắc...

Một lớp học đại học luôn có số lượng sinh viên ở mức thấp

Nếu vào một trường đại học, khoa tiếng anh trường đại học Ngoại ngữ nào đó hẳn bạn sẽ thấy choáng với số lượng sinh viên (tầm 500 đến hơn 1.000 sinh viên) và chia ra nhiều lớp nhỏ. Nhưng với lớp nhỏ ấy số lượng sinh viên cũng xấp xỉ 40-50 người là ít.
Với số lượng nhiều như vậy hầu đa những sinh viên ngồi ở bàn cuối đều chẳng nghe cô giáo nói gì cả, nếu họ thật chăm chú thì cũng chỉ được vài ba chữ vì những sinh viên ngồi xung quanh sẽ làm ảnh hưởng tới bạn, họ là thường là những sinh viên ghét môn học đó, chuyên gia đi muộn hoặc thích ngủ trong lớp.
Còn những tiết học chung ở giảng đường thì hoàn toàn "mù tịt" nếu bạn thường ngồi ở bàn cuối mặc cho giảng viên nói loa oang oang trên bục giảng. Và như thế chất lượng tiết học ở những lớp này phần đa không bao giờ cao và hiệu quả.

Nhưng ở Nga...

Mặc cho những ngành hot sẽ có nhiều sinh viên nhập học nhưng vào đó họ sẽ phân chia ra những lớp nhỏ để học, đặc biệt là tiết thực hành. Tiết lí thuyết có thể sẽ học chung trên giảng đường nhưng đến tiết thực hành thì phải chia ra lớp nhỏ để dễ học. Mà bên này tiết thực hành rất nhiều, còn lí thuyết khá ít, (tuỳ vào từng ngành).
Trên đây là một vài điểm khác biệt cơ bản trong trường học ở Nga và Việt Nam có thể sẽ khiến bạn hơi bất ngờ. Nhưng sẽ là một kinh nghiệm hay để bạn không bị bất ngờ nữa nếu sang Nga du học.
Tác giả: Hải Đặng
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Nga dự kiến dành cho Việt Nam 1.000 suất học bổng 2016-2017

Thứ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh lưu học sinh tốt nghiệp đại học tại Liên bang Nga có chuyên môn tốt, về nước đảm nhận các chức vụ quan trọng, là cán bộ nguồn trong các cơ quan nhà nước.

Trong hai ngày 5-6/11, tại thủ đô Moskva của Liên bang Nga, khóa họp thứ nhất Ủy ban hợp tác Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Nga - Việt đã diễn ra. Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chu Ngọc Anh cùng Thứ trưởng Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga Veniamin Kaganov chủ trì khóa họp.

Tại khóa họp, hai bên đặc biệt chú trọng mô hình hợp tác song phương thông qua Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga; đánh giá cao nền tảng cơ sở nghiên cứu của Liên hợp viện nghiên cứu hạt nhân tại thành phố Dubna, coi đó là tiền đề phát triển hợp tác khoa học - kỹ thuật trong thời kỳ mới và mở ra các cơ hội phát triển giáo dục, đào tạo giữa hai nước.

Hai bên bày tỏ hài lòng về kết quả hợp tác trong lĩnh vực giáo dục suốt 6 thập kỷ qua và khẳng định lãnh đạo cấp cao hai nước đều dành sự quan tâm đặc biệt nhằm tăng cường, củng cố, mở rộng các hình thức hợp tác trong lĩnh vực này.

Trên cơ sở văn bản hợp tác đã được ký kết, trong năm học 2015-2016, Chính phủ Liên bang Nga đã cấp cho Việt Nam gần 800 suất học bổng và năm học 2016-2017, Nga dự kiến dành cho Việt Nam từ 800 đến 1.000 suất học bổng.

Phát biểu tại khóa họp, Thứ trưởng Chu Ngọc Anh và Thứ trưởng Kaganov đều khẳng định ý nghĩa quan trọng của khóa họp lần thứ nhất này, coi đây là điểm khởi đầu nhằm cụ thể hóa Hiệp định đối tác chiến lược trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ được ký cuối năm 2014 vừa qua.

Thứ trưởng Kaganov nhấn mạnh giữa Nga và Việt Nam có bề dày quan hệ hợp tác hết sức chặt chẽ và hiệu quả. Kể từ khóa họp này, mối quan hệ hợp tác Nga -Việt trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ sẽ có thêm động lực phát triển mới về chất, nhất là sau khi lãnh đạo hai nước ký văn bản nâng tầm mối quan hệ.

Thứ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh lưu học sinh tốt nghiệp đại học tại Liên bang Nga có chuyên môn tốt, về nước đảm nhận các chức vụ quan trọng, là cán bộ nguồn trong các cơ quan nhà nước và các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.

Kết thúc khóa họp, hai bên đã ký Biên bản và quy chế của Ủy ban hợp tác Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Nga - Việt.
Theo TTXVN
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Ngày văn hóa Nga tại Việt Nam 2016


Hôm qua ngày 19 tháng 3, tại trường THPT Chuyên Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên, Phân viện Puskin đã tổ chức “Festival Văn hóa Nga” dành cho các em học sinh khối chuyên Nga của các trường THPT Chuyên trên toàn quốc với hỗ trợ của trường phổ thông thuộc Đại sứ quán Nga tại Việt Nam. Đây là hoạt động đầu tiên trong chuỗi hoạt động hướng tới “Năm Văn hóa Nga tại các nước ASEAN -2016”. Ngày Hội có sự góp mặt của toàn bộ Ban Giám hiệu trường THPT thuộc ĐSQ Nga tại Việt Nam, trường THPT Chuyên Thái Nguyên, các giáo viên tiếng Nga trên toàn quốc và các vị phụ huynh học sinh. Các phóng viên Đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình Thái Nguyên cũng đến ghi hình và đưa tin.

Phát biểu trong phần khai mạc Festival Văn hóa Nga, Ông Samarov Alexander – Hiệu trưởng trường phổ thông ĐSQ Nga tại Việt Nam nhấn mạnh: “Xin cảm ơn Bộ GD&ĐT Việt Nam, cảm ơn Phân viện Puskin đã tổ chức Festival văn hóa Nga. Những hoạt động như hôm nay làm tăng thêm sự hiểu biết về văn hóa, phong tục, thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc Việt-Nga và góp phần tăng thêm số người yêu thích và học tiếng Nga – phương tiện để thực hiện hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Nhà nước”.

“Festival Văn hóa Nga” đã thu hút hơn 500 em học sinh khối chuyên Nga của các trường THPT Chuyên đến từ các tỉnh, thành trên cả nước. Đội đến từ nơi xa nhất là các em học sinh THPT Chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, đã vượt 400 km để đến tham gia Festival.

Festival diễn ra trong không khí sôi động, tưng bừng và vô cùng thân thiện. Ban Giám khảo, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh đều thấy trẻ lại khi được sống những phút giây của tuổi học trò.
8 đội chơi đều nghĩ ra tên riêng cho đội mình bằng tiếng Nga, đều chuẩn bị trang phục dự thi và dụng cụ riêng để cổ vũ rất công phu. Tất cả các đội đều đã rất xuất sắc vượt qua 3 cuộc thi chính của chương trình: Trình chiếu videoclip giới thiệu về trường mình; Thi tài năng và Tìm hiểu về đất nước, văn hóa Nga. Ngoài ra, các em rất tích cực tham gia những trò chơi vui nhộn do Ban Tổ chức chuẩn bị. Các cổ động viên của các đội nhiệt tình cổ vũ không chỉ cho đội nhà mà cho cả các đội bạn.
Đội chủ nhà “Những chú gấu tinh nghịch” trường THPT Chuyên Thái Nguyên đã đón chào các vị khách quý và các thành viên Festival bằng 1 tiết mục nhảy hiện đại trên nền nhạc Nga.

Với sự chuẩn bị rất công phu, sáng tạo và độc đáo, đội “Tỏa sáng” - trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thuộc ĐHQG Hà Nội đã giành giải Nhất với videoclip giới thiệu về trường và đội chơi. Các đội “Ngọn lửa”- trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ và “Các chú lính thủy” - trường THPT Chuyên Trần Phú cũng có các videoclip rất ấn tượng và được trao giải Nhì, giải Ba.
Cuộc thi Tài năng nhận được sự cổ vũ rất nhiệt tình từ phía khán giả. Ở phần thi này các thành viên đã cơ hội để thể hiện khả năng diễn xuất, trình diễn của mình. Ban Giám khảo và các thầy cô đều phải thán phục sự tập luyện công phu và tài năng của học sinh qua các vở kịch, các điệu múa, các bài hát đồng ca, đơn ca, các bài thơ… được trình diễn hoàn toàn bằng tiếng Nga. Với phần biểu diễn xuất sắc và phong cách độc đáo, vở kịch “Cô bé lọ lem” của THPT Chuyên Nguyễn Huệ và điệu múa dân tộc Nga cùng bài hát có đệm đàn ghi ta của đội “Ngôi sao” - trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi đã được đánh giá rất cao và được trao đồng giải Nhất. Giải Nhì và giải Ba thuộc về các tiết mục dự thi của trường THPT Chuyên ngoại ngữ ĐGQGHN và của đội THPT Chuyên Trần Phú.

Trong phần 3 của chương trình, các đội chơi được thể hiện kiến thức và khả năng của mình. Các câu hỏi liên quan đến tiếng Nga, đất nước, văn hóa và truyền thống Nga đều được các đội tập trung suy nghĩ và cử đội trưởng trả lời nhanh gọn. Đội “Kalinka” của THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ là một trong những đội đoạt giải ở phần thi này.
“Ghép Thành ngữ, tục ngữ Nga” cũng là một phần thi khó do BTC đưa ra (theo format của kỳ thi Olympic tiếng Nga quốc tế), nhưng các em cũng xuất sắc vượt qua. Rất nhiều đội hoàn thành phần thi của mình gần như cùng lúc, chỉ hơn kém nhau một vài giây.
Đặc biệt, ở phần thi “Khéo tay hay làm”, chỉ trong 15 phút quy định, các em đã khéo léo vẽ và trang trí Matrioshka - búp bê Nga chỉ bằng giấy, bút chì và màu vẽ. Sau đó một số đội còn có phần trình bày ý tưởng về sản phẩm của mình. Ban Giám khảo đã rất vất vả và tìm ra được đội có bức vẽ đẹp nhất. Giải Nhất phần thi này thuộc về trường THPT Chuyên Trần Phú, giải Nhì trao cho đội THPT Chuyên Nguyễn Huệ, giải Ba thuộc về đội THPT Chuyên Thái Nguyên và giải Khuyến khích dành cho đội “Đêm trắng” của THPT Chuyên Phan Bội Châu.
Không chỉ dừng lại ở đó, điệu nhảy “Aram-dam-dam” và các trò chơi có thưởng dành cho khán giả đã làm cho bầu không khí của Festival càng nóng bỏng hơn.
Phần tổng kết và trao giải thưởng cũng gay cấn, hồi hộp và thú vị không kém. Trên 20 giải thưởng: giấy khen và các phần quà mang từ Nga về được trao tặng cho các đội chiến thắng. Đặc biệt, có cả giải “Đội được khán giả bình chọn”, “Đội được Giám khảo bình chọn” và “Đội có góc trang trí ấn tượng nhất”.
Sau 5 giờ liên tục với rất nhiều cuộc thi và trò chơi, “Festival Văn hóa Nga” khép lại trong sự tiếc nuối của tất cả mọi người. “Festival thực sự là một ngày Hội tiếng Nga với quy mô lớn”, là sân chơi bổ ích giúp các em thêm yêu tiếng Nga và văn hóa Nga, là nơi các em được thể hiện tài năng của mình, được làm quen với nhau, giao lưu với người Nga” - theo lời của TS. Nguyễn Thị Thu Đạt, trưởng Ban Tổ chức, Phó Giám đốc Phân viện Puskin.
Điệu múa Nga quen thuộc «Kalinka» đã khép lại chương trình, cũng chính là thay lời cảm ơn của toàn thể các bạn học sinh gửi đến Ban Tổ chức Tất cả các bạn học sinh của các trường đã cùng chụp ảnh với Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, lưu lại kỷ niệm của một ngày tuyệt vời với mong muốn được tham gia thêm nhiều ngày Hội như thế. Ông Nguyễn Quang Thuấn - Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Thái Nguyên nhận xét: “Những hoạt động như thế này rất cần được duy trì để khích lệ các em yêu tiếng Nga thông qua việc chơi mà học, vừa giao lưu vừa học hỏi lẫn nhau”.
Một số hình ảnh trong "Festival Văn hóa Nga"











 
Top