Học giao tiếp tiếng Nga với Hoàng.Dazzle

Hoàng.Dazzle

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Bác Hoàng.Dazzle có nhiều những ảnh biếm họa Nga nhỉ ? Bác st à?
Nhiều cái tự chế, ví dụ như cái này để trả lời cho bạn nào muốn hỏi: Почему настоящая женщина должна спилить дерево, разрушить дом и выростить дочку? như đã viết trong bức tranh trên. Tuy chưa có ai hỏi nhưng mình cũng trả lời luôn bằng bức tranh này:

 

Attachments

  • НАСТОЯЩИЙ-МУЖЧИНА.jpg
    НАСТОЯЩИЙ-МУЖЧИНА.jpg
    208.6 KB · Đọc: 793

Hoàng.Dazzle

Thành viên thân thiết
Наш Друг
НАСТАВИТЬ РОГА (Или Поставить рога) - Cắm sừng (cho ai đó)
Nhà vua Andronic Komin xứ Vizanty (1183-1185) cho pháp các ông chồng có vợ quan hệ vụng trộm với vua được phép săn bắn trong rừng của vua. Và trước cổng nhà mỗi ông chồng đó có cắm đôi sừng hươu để chỉ rằng họ có cái quyền đó. Và những người đó được gọi vui là người có sừng trên trán. Sau này khái niệm đó lan truyền sang tiếng Nga qua tiếng Pháp hoặc tiếng Hy Lạp và chỉ những đức ông chồng có vợ hoặc người yêu đi lại vụng trộm với những người đàn ông khác nữa. Cách nói như sau:
- Он ее очень любил, а она ему и рога наставила.
(Ông ta rất yêu cố ấy, nhưng cô ấy lại cắm sừng cho ông ta).
- Ты хочешь мне рога наставить? (Em muốn cắm sừng cho anh hay sao đấy?)
- Да любимый, может, выглядишь получше. (Vâng, có lẽ thế anh sẽ trông đẹp trai hơn).
- Да ладно, скажи, что разлюбила, и я пойду к твоей подруге. (Ồ thôi đi, thà em nói là không yêu anh nữa để anh sẽ về với bạn gái của em).
- А чего тебя к ней тянет, а? (Thế sao anh lại muốn đến với cô ta?)
- А вчера она меня баюкала всю ночь, и мне очень понравилося. (Hôm qua cô ấy ôm ấp anh suốt cả đêm, và anh rất mê rồi).

* Бонус: Câu lạc bộ những trái tim bị cắm sừng:

 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
1. Nói về từ chào: Здравствуйте
Đó có lẽ là câu chào mà trong sách giáo khoa tiếng Nga nào cũng dạy đầu tiên cho người học. Nhưng trên thực tế trong giao tiếp hàng ngày nó được dùng rất ít, mà thay vào đó là các câu chào khác thông dụng và bình dân hơn như привет, салют, добрый день .... Nếu lần đầu tiên bạn gặp một vài người bạn Nga mà bạn vẫn muốn giữ tính trang trọng trong câu chào thì có thể nói tắt Здрасьте. Những khi nói câu đó, dường như bạn đã tạo ra cho mình một khoảng cách nho nhỏ với những người mới gặp. Trong trường hợp ngược lại nếu bạn muốn hòa mình với mọi người thì bạn có thể nói: Привет всем! Với câu chào đó bạn muốn nói rằng: "Tớ cũng như các bạn thôi".
Trong trường hợp đòi hỏi tính trang trọng như đi công sở, gặp gỡ các quan khách thì câu chào Здравствуйте hoàn toàn đúng.
Xin đính chính thêm ý này "... mà bạn vẫn muốn giữ tính trang trọng trong câu chào thì có thể nói tắt Здрасьте".
Từ tắt Здрасьте chỉ dùng với những người cùng trang lứa. Nếu nói với người lớn hơn hay chức vụ to hơn, thì giữa mình và người đó đã phải có sự thân mật nhất định, nếu không dễ bị cho là vô lễ. Trong diễn đạt này trước hết là sự thân quen, bằng hữu..., còn ý trang trọng hầu như không có.

Ngoài ra, lời chào trong giao tiếp còn có:
Приветствую вас - trang trọng, có ý mình là chủ nhân cuộc đối thoại;
Как дело? - thân mật, chào với ý thăm hỏi;
Còn Привет всем! có thể dịch và hiểu như ta hay nói "Chào cả nhà!"
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoàng.Dazzle

Thành viên thân thiết
Наш Друг
1. Xin đính chính lại câu chào:
- Как дела? (trong này дела cần dùng ở số nhiều).
2. Câu Vinh hỏi chính xác là:"các bạn Nga bên này chào nhau nghe như здоровье?"
- Здорово (Chào đàn ông)
* Dạng chào này thường chỉ có nam giới nói mà thôi.
-----------------------
* Với dạng câu chào Здорово, thì thường đó là câu chào đáp lại lời chào Салют!
- Салют!
- Здорово!
* Với dạng câu chào Как дела? thường dùng như sau:
- Как дела?
- Нормально. (Hoặc: Нормoлёк, всё тип-топ). А как ты? (Giống câu And you? của tiếng Anh)
* Không nên lẫn với từ "Здо'рово!" Khi trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất, còn câu chào "Здоро'во" trọng âm vào âm tiết thứ hai.

 
Chỉnh sửa cuối:

Хлеб Хлеб Чанг

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Hihi Хлеб xin bổ sung chút xíu nữa là có thể dùng câu как ты ? để chào hoặc đáp lại lời chào :))

Thường thì nhiều bạn cũng hay nói: Привет ! как ты? Bạn kia đáp lại. Хорошо. Ты как? :)))

- Người ta hỏi как ты? bạn thế nào? là để chào bạn chứ cũng không hẳn là có ý mioons biết tình hình bạn như thế nào. Cho nên cứ trả lời là хорошо, отлично , hoặc нормально. Không cần kể lể gì nhiều.

- Bạn bè mới quen (nam - nữ) còn hay hỏi nhau . как настроение? :) Cái này các bạn nam mà tr k thân lắm hay hỏi tr nên tr nghĩ đó cũng là một cách hỏi thăm thể hiện sự tế nhị và quan tâm hơn tới người kia.

- Khi chào nhau con trai bắt tay, hoặc cầm nắm đấm chạm nhẹ nhau : здорово ! Còn con gái hay ôm, hôn má nhau. :)
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
... Còn con gái hay ôm, hôn má nhau. :)
Về khoản này xin thêm 1 chút cho "trọn bộ":
Ngoài con gái, nam nữ bà con thân thuộc cũng hôn nhau khi lâu ngày mới gặp mặt. Thường thì phụ nữ chìa má ra trước, nhưng nói chung, ai (nam hay nữ) chủ động hôn trước cũng được.
CHÚ Ý (Nếu không đủ thì bị coi là thiếu tình cảm, thừa thì sẽ tỏ ra "nhiệt tình" quá đáng):
Phụ nữ Nga, và các dân tộc Slavơ nói chung, hôn 3 lần, lần lượt má này rồi má khác;
Phụ nữ các nước châu Âu khác - chỉ hôn 2 lần.
 
Chỉnh sửa cuối:

Anya

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Mình nghe một vài người bạn của mình hay chào là "Приветик" hay "Приветульки", nghe rất dễ thương, còn khi chào tạm biệt lại dùng "Cчастливо".
 

Hoàng.Dazzle

Thành viên thân thiết
Наш Друг
ĐƠN GIẢN NHƯ ĐAN RỔ - Học nói tiếng Nga hiệu quả.
Mình có thể khẳng định là đến 95% người học ngoại ngữ thường tự lừa dối bản thân trong quá trình học một cách vô tình. Ngay tại giây phút này các bạn vẫn tự lừa dối các bạn về phương thức học tiếng nước ngoài. Các bạn học một cách rất hệ thống: Từ vựng, ngữ pháp, cách nọ cách kia, động từ hoàn thành, không hoàn thành cùng cách chia này nọ ..... Các bạn thử liên hệ với hình ảnh một em bé cần có các loại khoáng chất, vitamin, dinh dưỡng này nọ mà vì thế ta bắt nó ăn cùng một lúc vừa cơm vừa canh, vừa rau, vừa ngọt vừa đắng, vừa đường vừa chanh...nhồi và nhồi bằng được. Thế có mà nó lăn quay ra ngỏm củ tỏi luôn chứ. CHúng ta cũng đang làm như vậy với kiểu học ngoại ngữ truyền thống: Nhồi hết cả vào rồi hy vọng cái đầu ta nó sẽ sắp xếp mọi thứ đâu ra đó, còn cái thân ta thì đi bia bọt, chạy nhảy, tào lao với bạn bè? Vô lý, quá là vô lý!
Nhiều bạn viết một từ lên rồi hỏi: Chữ này nó chia như thế nào, tại sao đuôi -ль nó lại chia thành -ля, -лем, лей ..... Đó chính là lúc các bạn bị CÁI ĐẦU LƯỜI NÓ LỪA CÁC BẠN. Cái việc đáng ra nó phải học thuộc cái chữ đó, nó lại dùng kế hoãn binh lừa cho bạn đi hỏi vớ vẩn, cái tay cái chân cái mồm cái mắt bạn rủ nhau đi hỏi, còn cái đầu lười kia được an thân nghỉ ngơi không phải nhớ cái đáng cần nhớ. Bạn đi hỏi là mắc kế hoãn binh của nó, hỏi xong quên mịa nó mất cái lúc đầu tiên bạn cần phải nhớ cái gì. Ví dụ đầu tiên bạn chỉ cần nhớ một form -ль thôi, bây giờ hỏi xong ra cần phải nhớ cả đống -ля, -лем, -лю, -ле. Và bây giờ bạn đã hiểu ra chưa: Nhớ một cái ban đầu dễ hơn là nhớ cả đống đằng sau. Lúc đó cái thân nó bảo cái đầu lười của các bạn rằng: Thấy chưa, nhiều quá, không nhớ được đâu, học tiếng khó lắm. Và cứ thế năm tháng trôi qua bạn vẫn không nói được.
Kinh nghiệm: Học làm sao để nói được? ĐƠN GIẢN NHƯ ĐAN RỔ nhé: Học thuộc mịa nó mỗi ngày 3 câu, *ếch cần biết nó là cách nào, thời nào, cứ học thuộc nói lèo lèo luôn. Ít không, chỉ cần 3 câu thật thuộc. 10 ngày 30 câu, 100 ngày 300 câu - Ơ nhỉ, tha hồ nói rồi, mà lại còn nói rất nhanh, thành thạo nữa mới chết chứ. Nhất là các bạn đi phiên dịch cho du lịch, 300 câu là thừa để kiếm xèng rồi. Tương tự như vậy, mỗi ngày 10 từ vựng, 10 ngày 100 từ. 100 ngày có 1000 từ. Ơ kìa, giỏi quá rồi. Đấy, đã bảo là ĐƠN GIẢN NHƯ ĐAN RỔ mà. Hì, đây chưa uống tý nào đâu nhé, mà viết kinh nghiệm như thánh cho các bạn đọc đấy. Từ mai học như vậy nhé. Bye!

 

Phan Huy Chung

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Cũng có lý, mình nhớ mấy anh "Nhọ" ngày xưa học cùng lớp cũng dùng phương pháp này để học thấy họ bắt nhịp rất nhanh, nhưng càng về sau thì mới thấy những ai học kỹ ngữ pháp , học kỹ phần cơ bản thì nói và viết sẽ chuẩn hơn .Có lẽ các cụ chúng ta nói đúng " chậm nhưng chắc".
 
Top