Kinh Nghiệm Học Tiếng Nga : Bạn Hỏi Tôi Đáp

levietbao

Thành viên thường
Tôi thấy nhiều bạn phát cuồng vì một số nhân vật cả trong và ngoài nước xưng là nói được vài thứ tiếng. Vốn dĩ tôi và cộng đồng polyglot chân chính (đa phần là những bậc cao niên) chỉ nhếch mép cười rồi thôi, nhưng hôm nay tôi muốn viết vài lời để chia sẻ với các bạn một tầm nhìn, xin lỗi, góc nhìn khác về việc "nói được nhiều thứ tiếng".
1. Ngôn ngữ không giống các môn khoa học khác. Ngôn ngữ không phải là thứ phải tìm tòi khám phá, đưa ra phát kiến và nhận giải Nobel. Ngôn ngữ đơn thuần chỉ là bắt chước, lặp lại cái công cụ biểu đạt suy nghĩ thể hiện qua lời nói và chữ viết mà con người đã làm cả mấy ngàn năm nay. Chính vì vậy, ngôn ngữ là thứ ai cũng có thể học được, miễn là có môi trường và động lực thích hợp. Bản thân tôi chỉ cần 3 tháng trong môi trường thích hợp là có thể giao tiếp tốt một ngôn ngữ mới. Người khác có thể nhanh hơn, có thể lâu hơn nhưng đích đến cũng tương tự. Như thế có được tính là nói được thêm một thứ tiếng không? Có chứ. Nhưng như thế có được tính là biết thứ tiếng đó, tinh thông thứ tiếng đó không? Không!
2. Những bậc thầy am hiểu về ngôn ngữ họ không bao giờ lấy cái việc họ nói được bao nhiêu thứ tiếng để làm niềm tự hào bởi họ hiểu rất rõ cái điều số 1 ở trên. Tự hào về cái việc mà khi được cấp cho một điều kiện tốt thì ai cũng có thể làm được ư? Có mà điên. Chính vì vậy nên họ không đi vào số lượng mà họ đi vào chất lượng. Trong một ngôn ngữ khoảng cách từ việc giao tiếp tốt đến việc bác đại tinh thâm (hiểu truyền thông đa phương tiện, biên phiên dịch đa chuyên ngành, nắm được sự biến đổi cổ kim của ngôn ngữ và sự tương quan giữa ngôn ngữ và văn hoá... nói chung là sử dụng ngôn ngữ đó như một người bản địa) là rất xa. Càng nghiên cứu sâu vào một ngôn ngữ họ càng thấy ngôn ngữ đó bao la rộng lớn, càng thấy mình nhỏ bé nên họ càng kiệm lời. Lấy ví dụ, một người bạn ngoại quốc của tôi dạy toán bằng Pháp ngữ tại đại học quốc gia Hà Nội, rất giỏi tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan, nói chuyện với tôi trong quán nhậu bằng tiếng Việt từ đầu đến cuối gần như không vấp phải khó khăn gì nhưng cậu ấy cũng không bao giờ kể tên tiếng Việt vào trong các ngôn ngữ mà cậu ấy biết.
3. Chỉ có những anh "Sơn Đông mãi võ" mới đi khắp nơi để rêu rao rằng tôi nói được tiếng này tiếng kia. Những anh này cả tây cả ta đều có một điểm chung là cái việc họ rêu rao thể hiện rằng họ nói được tiếng này tiếng kia cho thiên hạ thấy rồi lấy làm tự hào thật ra đã phô bày rất rõ trình độ của họ trong con mắt những người hiểu biết. Sự biết võ vẽ đó của họ tuy không qua được mắt cao nhân nhưng cũng đủ để lừa và chiếm lấy sự hâm mộ của những người không hiểu chuyện. Thế nên thay vì chạy theo cái ánh hào quang giả tạo của người khác, tôi mong các bạn hãy tự lắng nghe bản thân mình, tìm kiếm xem sở thích, đam mê của mình là gì để theo đuổi, kiện toàn bản thân và ghi dấu ấn của chính mình trong cuộc đời này. Đừng tốn thời gian hâm mộ chàng đánh cá vì anh ấy biết bơi.

Tác giả 3T
 

Hứa Nhất Thiên

Khách - Гость
Наш Друг
Em nói tiếng Anh mà thỉnh thoảng cứ xianzai ,hao...nói tiếng Trung thì cứ Да ну вот, xong thỉnh thoảng lại no yes loạn hết cả lên.Ý kiến của bác em rất đồng tình ,học ngoại ngữ phải có chút năng khiếu mới được.Mỗi người chắc có năng khiếu học một ngoại ngữ nào đó . Em thì thích tìm hiểu về văn hóa và lịch sử hình thành tiếng nói chữ viết có gì thì bác chỉ giáo cho em với ạ .
 

levietbao

Thành viên thường
BÀN VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC.
Một trong những câu hỏi mình hay nhận được nhất chính là "phương pháp học ngoại ngữ của anh là gì?". Đây là câu hỏi không phải là khó trả lời đối với mình nhưng lại là câu mà mình không muốn trả lời. Vì trả lời rồi các bạn lại không tin, bảo mình giấu nghề.
Thứ nhất xin nói về học theo mục đích. Trên thị trường hiện nay có vô vàn các trung tâm ngoại ngữ, mỗi trung tâm lại ứng dụng một phương pháp học khác nhau. Phương pháp nào cũng được quảng cáo rất mỹ miều, tuy nhiên hiệu quả của nó lại là điều mà nhiều bạn nghi ngờ. Tại sao lại như vậy? Thật ra mỗi phương pháp được xây dựng lên đều nhắm đến một mục đích cụ thể khác nhau. Bạn học vì muốn giao tiếp tốt? Vì muốn thi đỗ đại học? Vì muốn đi thi học sinh giỏi? Vì muốn du học?... Tuỳ theo từng mục đích riêng của bản thân bạn mà chọn trung tâm phù hợp. Tôi có lần nghe thấy có một cô gái thi được ielts 9.0 nói rằng "Đừng học tiếng Anh giao tiếp". Tôi cho rằng đó là một góc nhìn hạn hẹp. Mỗi người tiếp cận với ngoại ngữ đều có một hướng đi riêng cho mình. Có những người chỉ cần giao tiếp đủ để tiếp chuyện khách hàng, có người lại mong muốn giật giải cao trong các kỳ thi... nên việc lấy mục đích học của mình ra làm căn bản để đưa lời khuyên cho nhiều người khác tức là áp đặt góc nhìn của mình vào người ta, rất không hay. Bạn đưa ra một lời khuyên dù đúng dù sai chưa cần biết nhưng xã hội thường nhìn vào những gì bạn đang có để cổ suý hoặc phản bác bạn, và vô hình trung sẽ có nhiều người khác bị ảnh hưởng theo hướng họ không mong muốn.
Nhưng tại sao khi đã chọn đúng phương pháp theo mục đích rồi mà học vẫn không vào? Thật ra mỗi phương pháp giống như một con đường. Con đường có thể có lúc bằng phẳng, có lúc gập ghềnh. Có người chỉ đủ thể lực đi đoạn đường bằng chứ không đi nổi đoạn leo dốc. Có người qua được dốc rồi lại không lội qua suối được. Phương pháp tốt cho người này chưa chắc đã tốt cho người kia. Nhiều người đến trung tâm này, trung tâm kia, tiếp cận với các phương pháp khác nhau mà rồi vẫn loay hoay không biết mình đi thế đã đúng đường chưa. Rồi học hoài không hiệu quả lại thấy nghi ngờ trung tâm, nghi ngờ bản thân mình.
Lỗi này thuộc về cả trung tâm lẫn người học. Các trung tâm nhiều khi thường vẽ ra sự tiện lợi cho học viên khi họ học ở chỗ mình. Tiện lợi được thể hiện bằng một viễn cảnh nhàn nhã khi học, bằng những lời hoa mỹ như học với thầy này thầy kia, phươn pháp này phương pháp kia thì chắc chắn sẽ thành công và học viên chẳng cần tốn nhiều công sức cũng có thể nắm gọn ngoại ngữ đó trong tay. Học viên được thể lại cứ chăm chỉ đi học mà không chịu tự mình cố gắng, không hiểu được rằng học ở trung tâm một thì về nhà phải học gấp bốn gấp năm lần mới lĩnh hội và khai triển được hết những gì đã học. Cuối cùng mèo lại hoàn mèo.
Trong này hẳn có nhiều bạn học để phục vụ thi cử. Tôi có một lời khuyên nhỏ. Những người đạt điểm cao ở một kỳ thi có thể sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích khi bạn bước vào đối phó với kỳ thi đó. Muốn có N1 tiếng Nhật? Đơn giản. Tìm đến các "sempai" đã có N1 xin ý kiến rồi ôn đi ôn lại những quyển bộ đề chuyên đối phó với N1. Cứ cày cứ ôn rồi thi kiểu gì cũng qua. Muốn có ielts trên 8 chấm tiếng Anh? Đơn giản. Phương pháp hoàn toàn tương tự. Tất cả các kỳ thi đều có cách đối phó riêng. Điểm số hay chứng chỉ của bạn thể hiện khả năng ghi nhớ, thể hiện tần suất ôn luyện và thi thử của bạn để chinh phục nó. Nhưng điều này không phù hợp với mục đích và phương pháp học của tôi.
Vậy phương pháp học của tôi là gì? Điều đầu tiên tôi muốn nói trong phần này là đích đến của tôi có lẽ khác với các bạn. Tôi học ngoại ngữ để chinh phục ngôn ngữ chứ không phải chinh phục những kỳ thi, những chứng chỉ. Tôi học thêm một ngoại ngữ để sống thêm một cuộc đời, để cảm nhận xem nếu mình là người bản địa nói thứ tiếng đó thì cuộc sống và tâm hồn sẽ phong phú hơn như thế nào chứ không phải để đạt điểm thật cao trong một kỳ thi rồi ngộ nhận mình rất giỏi, thậm chí còn giỏi hơn người bản địa. Phương pháp học của tôi là VÔ PHƯƠNG. Con người ta cứ quá mải mê mất thời gian đi tìm cho ra phương pháp, thử hết chỗ này chỗ kia mà không biết rằng thời gian đó là vàng là bạc, chưa kể tiền bạc, công sức. Như đã nói ở trên, mỗi phương pháp là một con đường. Nhưng nếu bạn hướng tới đỉnh cao trong ngôn ngữ thì dù bạn đi con đường nào bạn cũng phải qua những đoạn bằng phẳng, đoạn gập ghềnh, đoạn lội suối... Có ai học mà không phải học từ vựng, không phải học ngữ pháp, không phải học hành văn? Các phương pháp chỉ là sự sắp xếp lại các đoạn đường, có chỗ chọn đoạn này có chỗ lại chọn đoạn kia để đi trước. Nếu đích đến là một thì cho dù bạn đi con đường nào thì cũng phải qua tất cả các đoạn đường ấy.
VÔ PHƯƠNG tức là không có phương pháp cụ thể. Nếu bạn thật sự thích ngôn ngữ đó, thật sự muốn chinh phục nó thì hãy học ngay đi. Vớ lấy quyển sách dạy ngoại ngữ gần bạn nhất mà đọc, mà làm bài tập đi. Bạn phải tự đi thì nó mới ra con đường. Học không bao giờ là thừa. Cuốn sách nào cũng cho ta kiến thức. Và kiến thức thì khơi gợi thêm kiến thức nên đọc hết cuốn này sẽ lại có hứng thú để đọc cuốn khác. Gặp từ mới không hiểu thì tra và đọc các ví dụ liên quan. Đọc xong ví dụ nếu thấy từ mới tiếp thì lại tra, lại học. Thử nhìn xung quanh mình xem. "Hót rác" là gì biết không? "Cắt móng tay" là gì biết không? "Then cửa" là gì biết không? Thử sờ vào người mình xem. "Rốn" là gì biết không? "Xoáy tóc" là gì biết không? "Đường chỉ tay" là gì biết không? Không biết thì học ngay đi. Gặp người nước ngoài thì cứ tự tin mà giao tiếp. Ta học được chính là từ những lỗi sai mà ta đã mắc phải. Internet có đó thì đọc báo đi, nghe nhạc đi, xem phim đi, học từ tất cả các nguồn sẵn có. Thay vì mất quá nhiều thời gian và công sức vào việc đi tìm trung tâm, đi tìm phương pháp, bằng sự kiên định của mình bạn có thể tự viết cho mình một con đường, theo đuổi nó để rồi một ngày chính bạn cũng sẽ thấy ngỡ ngàng vì những gì mình đã đạt được.



Bài viết của tác giả 3T
P/S : Bài viết mang tính chất tham khảo khảo và mục đích truyền cảm hướng cho người học ngoại ngữ nói chung.
 
L

Linh040496

Khách - Гость
Mọi người giúp mình với... Làm ơi giải thích tại sao chọn đáp án đó với nhé :D
28. Не окрывай окно. Я уже ... его 5 минут назад.
А. Открывала В. Открыла
33. Стоит ... на этот спектакль. Не пожалеешь.
А. Сходить В. Ходить
47. .... быстрее, иначе опоздаешь на поезд!
А. Собирайся В. Соберись
48. Как хорошо, что вы пришли!.....!
А. Пройдите В. Походите
49. Не .... ко мне больше: я не хочу тебя видеть
А. Приходи В. Приди
51. Мы с ней давно ... на «ты».
А. Вышли Б. Вошли В. Перешли Г. Обошли
54. Боюсь, что её грубость до хорошего не ...
А. Доведёт Б. Поведёт В. Заведёт Г. Подведёт.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
заблокированный пользователь
Đáp án:
28. Не открывай окно. Я уже открывала его 5 минут назад.
33. Стоит сходить на этот спектакль. Не пожалеешь.
47. Соберись быстрее, иначе опоздаешь на поезд!
48. Как хорошо, что вы пришли! Проходите!
49. Не приходи ко мне больше: я не хочу тебя видеть.
51. Мы с ней давно перешли на «ты».
54. Боюсь, что её грубость до хорошего не доведёт.
 

Linh2311

Thành viên thường
Đáp án:
28. Не открывай окно. Я уже открывала его 5 минут назад.
33. Стоит сходить на этот спектакль. Не пожалеешь.
47. Соберись быстрее, иначе опоздаешь на поезд!
48. Как хорошо, что вы пришли! Проходите!
49. Не приходи ко мне больше: я не хочу тебя видеть.
51. Мы с ней давно перешли на «ты».
54. Боюсь, что её грубость до хорошего не доведёт.
Câu 47 hình như có chút nhầm lẫn cô ạ, e xem đáp án thì đáp án A. Nhưng cô có thể giải thích tại sao chọn các đáp án của các câu khác k ạ. Phần này e chưa hiểu rõ lắm.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
заблокированный пользователь
Câu 28. Chọn открывала vì đây là động từ “mở” ở thì quá khứ (thể chưa hoàn), ý muốn nói rằng cách đây 5 phút tôi (tớ) đã mở cửa sổ (và đã đóng lại rồi), bây giờ không cần mở nữa. Nếu chọn thể hoàn thành (открыла) thì tức là kết quả vẫn còn (cửa sổ vẫn đang mở), mệnh đề đầu câu trở nên vô nghĩa.
Câu 33. Chọn сходить (thể hoàn thành) vì đây là lời khuyên nên đi xem vở kịch, và tất nhiên là chỉ đi một lần thôi chứ có phải là khuyên đi xem nhiều lần đâu.
Câu 47. Ừ, kể ra thì dùng hoàn thành thể cũng không sai, nhưng trong những trường hợp tương tự người Nga thường dùng thể không hoàn (cобирайся!).
Câu 48. Bạn có thể thấy là khách đã đến (пришли), và nếu chủ nhà nói: “Пройдите!” thì cũng chẳng sai, nhưng trong những trường hợp tương tự người Nga thường dùng thể chưa hoàn “Проходите!” mặc dù xét về ngữ cảnh thì rõ ràng là chủ chỉ mời khách vào nhà 1 lần thôi chứ có phải nhiều lần đâu mà dùng thể chưa hoàn. Có lẽ là do thói quen chăng (tớ ở Nga lâu, biết rằng có những thứ chắc chắn phải nói thế, nhưng tại sao thì tớ không hiểu lắm).
Câu 49. Cái này thì thuộc về quy tắc rồi: mệnh lệnh thức có chữ “Не” (ý là đừng làm điều gì đó) bắt buộc phải dùng động từ thể chưa hoàn. Ví dụ: “đừng đi” = “не ходи” chứ không phải “не иди”, “đừng ghi chép” = “не пиши” chứ không phải “не запиши” v.v…
Câu 51. Chuyển sang cách xưng hô thân mật hơn (từ вы chuyển sang ты) là chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác nên đương nhiên là dùng động từ перейти.
Câu 54. довести là “dẫn đến”, “đưa đến”. Kiểu cư xử thô thiển bất lịch sự chắc chắn sẽ không đưa đến kết cục hay ho, hơn nữa trong câu có giới từ до (đến), từ đó suy ra phải dùng доведёт.
 

Linh2311

Thành viên thường
Mọi người giúp mình chọn những câu này và giải thích tại sao lại chọn đáp án đó với. Xin cảm ơn.
5. Татьяне ... брюки.
А. Идут Б. Ходят В. Несут Г. Носят
9. Татьтяне очень ..... розовый цвет
А. Возит Б. Идёт В. Везёт Г. Ходит
17. Эти часы плохо ....
А. Бегают Б. Водят В. Ходят Г. Носят
19. Раньше Маша ... экскурсии по городу.
А. Водила Б. Вела В Носила Г. Несла
20. Он плохо подготовился и .... на экзамене
А. Плавал Б. Летал В. Ходил Г. Бегал
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
заблокированный пользователь
Câu 5: Татьяне идут брюки = Cái quần này hợp với Tachiana.
Câu 9: Татьтяне очень идёт розовый цвет = Màu hồng rất hợp với Tachiana.
Đây là cấu trúc “Кому что идёт”, tức là “ai hợp với cái gì”. Người để ở cách 3, cái thứ hợp với người ấy để ở cách 1, động từ chia theo thứ hợp với người (số ít hoặc số nhiều, nếu là quá khứ thì còn phải để ý đến giống của thứ ấy).
Câu 17: Эти часы плохо ходят = Cái đồng hồ này chạy kém (chạy sai). Trong tiếng Nga dùng ходят (hoặc идут) để chỉ sự hoạt động của đồng hồ (đồng hồ chết = часы стоят).
Câu 19: Câu này thì mình hiểu ý là “Nó ôn không đến nơi đến chốn (ôn qua quýt) và (do đó) thi trượt”, nhưng mình thấy cả 4 phương án cho trước đều không hợp với nghĩa “thi trượt”. Hay là bây giờ tiếng Nga phát triển nhanh quá, mình không theo kịp? Thời mình học thì người ta dùng “провалился” hoặc “пролетел” để chỉ sự thi trượt. Nếu bắt buộc phải chọn 1 trong 4 đáp án đã cho thì có lẽ đáp án “Б. Летал” là khả dĩ hơn cả (mặc dù phương án này cũng gượng gạo, bởi vì подготовился ở thể hoàn thành, vì vậy kết quả phải là một động từ cũng ở thể hoàn thành).
 
Top