Dịch mẫu câu phúng dụ

Status
Không mở trả lời sau này.

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
"Яблоко раздора"- "quả táo bất hòa"

Bắt nguồn từ một truyền thuyết Hy lạp, ngày nay cụm từ này được dùng để chỉ nguyên cớ gây ra bất hòa, mâu thuẫn, cãi cọ . Nhiều khi chỉ từ một sự kiện nhỏ, không đáng kể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, không lường trước đươc.
Trong thần thoại Hy Lạp, Thetis là nữ thần biển cả vô cùng xinh đẹp. Đáng lẽ thần Zeus đã cưới Thetis làm vợ, nhưng có lời tiên tri rằng nếu Zeus lấy Thetis thì con của ông ấy sau này sẽ giành quyền cai trị thế gian, nên Zeus ban Thetis cho cháu mình là anh hùng Peleus. Trong tiệc cưới giữa Peleus và Thetis họ đã mời tất cả tất cả các vị thần nhưng quên không mời Eris, nữ thần Bất hòa.
Nữ thần Bất hoà, không được mời, cứ đến đám tiệc. Nàng mang theo quả táo vàng hái từ vườn thiêng Hexpêrit, giấu trong áo; chờ lúc mọi người hoan hỉ cười nói, mãi uống rượu nho, không ai chú ý đến nàng, nàng lăn quả táo vàng đến bàn tiệc về phía 3 nữ thần: Hera, Athena, Aphrodite rồi nhanh như cắt, nàng bỏ ra về. Trên quả táo có khắc chữ "Tặng người đẹp nhất".
Cả 3 nữ thần đều cho rằng chính mình xứng đáng được nhận quả táo vàng và họ cãi nhau bất phân thắng bại. Họ đưa lên thần Zeus nhờ phân xử. Thần Zeus lại đưa cho Paris, chàng trai đẹp nhất châu Á, phân xử. Sau hồi phân xử, Paris đã đưa quả táo cho Aphrodite, thần Vệ Nữ vì nàng cam đoan sẽ tìm cho chàng một người phụ nữ đẹp nhất phương Tây làm bạn trăm năm.
Sau đó thần Vệ nữ đã thực hiện lời hứa của mình bằng cách giúp Zeus chiếm được nàng Helen xinh đẹp vốn đang sống hạnh phúc với chồng . Chiếc thắt lưng màu nhiệm của thần Vệ nữ đã làm nên điều kỳ diệu: Paris và Helen đã phải lòng nhau tức thì; và lợi dụng lúc chồng là Menelaus vắng nhà, Helen đã cùng Paris vượt biển sang Troy, không quên mang theo các thứ của hồi môn quí giá của mình. Và nàng đã nghiễm nhiên trở thành vợ Paris, trở thành cô gái của đô thị Troy.
Phát hiện vụ việc, Menelaus lập tức gặp gỡ các anh em mình và lập tức huy động một đội quân đông đảo với hàng ngàn chiến thuyền với quyết tâm đoạt lại nàng Helen, san bằng cái đô thị ngạo mạn kia để phục hồi danh dự bị tổn thương của người Hy-lạp.
Vậy là nổ ra cuộc chiến tranh thành Troy kéo dài mười năm trời, gây bao chết chóc, bao nhiêu đau khổ cho loài người .

Ngoài cụm từ "Яблоко раздора" người Nga còn hay nói «бросить яблоко раздора между несколькими людьми» với ý nghĩa tương tự, tức là cố tình gây ra nguyên cớ dẫn đến bất hòa, mâu thuẫn, cãi cọ giữa những người khác .
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
"Белая ворона"- "Người lập dị"; "Kẻ lạc loài".

Người ta đôi lúc thấy ngựa, bò, hươu, sóc, cáo có da mầu trắng. Các nhà khoa học gọi hiện tượng thiếu sắc tố mầu trên da và lông là bạch tạng. Bạch tạng có thể gặp ở các con quạ nhưng rất hiếm và được coi là bất thường và chúng trở nên khác biệt và thành mồi ngon cho các con thú ăn thịt.

Quạ trắng đã trở thành biểu tượng của sự khác thường, trái khoáy nên hay bị những người xung quanh xa lánh, hiểu lầm, đồng thời có một cái gì đó hiếm có, trong trắng, thiếu tự vệ.
Người đầu tiên sử dụng so sánh này là nhà văn châm biếm La Mã Juvenal từ thế kỷ I-II trước Công nguyên trong câu: "Một nô lệ có thể làm vua, các tù nhân có thể chờ đợi chiến thắng, tuy nhiên người may mắn như vậy chỉ là một con quạ trắng hiếm có".
Ý tưởng của ông làm mọi người thích thú và bắt đầu sử dụng, vậy là 2 ngàn năm trôi qua mà đến nay người ta vẫn nói «Это белая ворона» khi gặp một người có những biểu hiện, tính cách, hành động khác với những người xung quanh. Họ cũng thường gặp phải sự hiểu lầm, xa lánh, hắt hủi của xã hội và những người xung quanh.
Tiếng Việt có thể nói : người lập dị, kẻ khác người, kẻ lạc loài



"Ни рыба ни мясо"
Thường dùng để chỉ một con người trung bình, không có quan điểm sống riêng, thụ động, không có lợi cũng chẳng có hại, không có khẳ năng hành động tích cực và tự lập, mặc cho dòng đời đưa đẩy .
Tiếng Việt có câu " dở ông dở thằng", " không ra ngô ra khoai" nhưng không sát lắm.


Các bạn giải nghĩa và xuất xứ của cụm từ này nhé, trong tiếng Việt có cụm từ nào tương đương?
"Жаба давит"(Hay "Жаба душит").
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Cháu chỉ biết người Nga dùng câu này khi muốn mua cái gì đó nhưng lại tiếc tiền, không dám mua (hoặc sau khi mua rồi thì cứ lấn cấn xót tiền, không sao thảnh thơi được), còn tại sao lại nói thế thì chịu. Chắc là xuất phát từ chữ “жадность” có âm gần giống “жаба”, còn nếu câu này có điển tích gốc gác thì cháu chịu.
 

Bka Tran

Thành viên thường
Các bạn giải nghĩa và xuất xứ của cụm từ này nhé, trong tiếng Việt có cụm từ nào tương đương?
"Жаба давит"(Hay "Жаба душит").
theo như cháu vừa thử google thì như sau ạ:
Ý nghĩa: thể hiện một sự ham muốn, thèm thuồng làm một việc gì đó,thường dùng với ý nghĩa là rất muốn mua thứ gì ó, nhưng mà lại tiếc rẻ tiền.
Xuất xứ: Từ ngày xửa ngày xửa, người ta gọi cái bệnh mà đau thắt ngực, đau thắt tim là 'грудная жаба' (hình ảnh ngực con cóc phình ra). Bệnh có biểu hiện khó thở, đau từng cơn ở vùng ngực. Theo quan niệm xâu xa của người Nga thì biểu hiện là do khi bị mất đi cái gì mà mình vất vả kiếm được.
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Cháu chỉ biết người Nga dùng câu này khi muốn mua cái gì đó nhưng lại tiếc tiền, không dám mua (hoặc sau khi mua rồi thì cứ lấn cấn xót tiền, không sao thảnh thơi được), còn tại sao lại nói thế thì chịu. Chắc là xuất phát từ chữ “жадность” có âm gần giống “жаба”, còn nếu câu này có điển tích gốc gác thì cháu chịu.
Đúng vậy, còn một trường hợp hay dùng nữa là khi ai đó nghen tỵ với những hạnh phúc, sung sướng của người khác

Các bạn có thể biết ý nghĩa và xuất xứ của câu "остаться у разбитого корыта" ?
Nhưng tiếng Việt nói thế nào cho hay nhỉ? Chẳng lẽ lại nói nguyên văn "còn lại với cái máng lợn vỡ"?

 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Theo cháu thì “остаться у разбитого корыта” có thể dịch sang tiếng Việt là “xôi hỏng bỏng không”, câu này có nguồn gốc từ câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
 

Zoya Petrovna

Thành viên thường
Здравствуйте,

Пословица "После дождичка в Четверг"

Немного из истории: Русичи - древнейшие предки русских - чтили среди своих богов главного бога - бога грома и молнии Перуна (см. «Метать громы и молнии»). Ему был посвящен из дней недели четверг.

Перуну возносили моления о дожде в засуху; считалось, что он должен особенно охотно выполнять просьбы в «свой день» - четверг. А так как эти мольбы часто оставались тщетными, то поговорка «После дождичка в четверг» стала применяться ко всему несбыточному, что неизвестно когда исполнится.


С уважением,
Зоя Герцен
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Các bạn có thể biết ý nghĩa và xuất xứ của câu "остаться у разбитого корыта" ?
Nhưng tiếng Việt nói thế nào cho hay nhỉ? Chẳng lẽ lại nói nguyên văn "còn lại với cái máng lợn vỡ"?
View attachment 530
Cháu nghĩ dịch là "TRỞ VỀ VỚI CÁI MÁNG LỢN" . Nhà mình vẫn hay than vãn khi 1 giai đoạn trg cuộc sống có chút thay đổi mới mẻ, tích cực, nhưng sau đó lại quay trở về cuộc sống cũ, không có j cả, mất hết mọi thứ, sụp đổ về hi vọng và niềm tin. Câu này không đơn giản chỉ nói về cái nghèo.
Ví dụ: Одна девушка каждый день меняла друзей. Не ценила своих друзей. Наконец она осталась одна. Она осталась у разбитого корыта.
Việt Nam nhà mình, đặc biệt là các ông chồng vẫn ví von vui vợ mình với cái máng lợn. Các ông đi chơi chán chê rồi vẫn phải quay về với "cái máng lợn" nhà mình.
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Здравствуйте,

Пословица "После дождичка в Четверг"

Немного из истории: Русичи - древнейшие предки русских - чтили среди своих богов главного бога - бога грома и молнии Перуна (см. «Метать громы и молнии»). Ему был посвящен из дней недели четверг.
Перуну возносили моления о дожде в засуху; считалось, что он должен особенно охотно выполнять просьбы в «свой день» - четверг. А так как эти мольбы часто оставались тщетными, то поговорка «После дождичка в четверг» стала применяться ко всему несбыточному, что неизвестно когда исполнится.

С уважением,
Зоя Герцен
Большое спасибо за разъяснение!
Значит значение этой фразы далеко от указанного vinhtq в его посту, где у
меня была чуточка сомнения:
Hôm nay em được cô @Zoya Petrovna cho 6 câu này kèm giải nghĩa tiếng Nga, cả nhà cùng xem nhé ;)
.............
+ После дождичка в четверг. - о жадном, скупом человеке.
Поэтому я высказал в своем посту:
Tạm nghĩ ra những câu nói tiếng Việt tương đương: .........
+ После дождичка в четверг. - (theo tôi biết, nghĩa câu này là: Không biết bao giờ mới làm được, có nguồn gốc từ việc ngày thứ Năm lại đi cầu trời mưa) như câu của ta :"
Hứa hảo hứa huyền".
Nếu được @vinhtq hỏi cô giáo giải thích thêm về nghĩa này: о жадном, скупом человеке ?
Перевод: После дождичка в четверг. - (по моему пониманию, значение этой фразы таково: "Никогда не осуществится", ее происхождение из факта, что в Четверг не принято моление о дожде) как фраза на вьетнамском: "Несбывшиеся обещания, невыполненные обещания"
Если можно @vinhtq спросит учительницу о значении:: о жадном, скупом человеке ?
 
Chỉnh sửa cuối:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top