Ca khúc mừng Ngày Chiến Thắng 09-05

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Tôi hoàn toàn đồng ý với @vinhtq về điểm này:
Nhưng chú ý nhất là đoạn cuối với câu: "Gia đình người anh hùng Liên Xô đang sống nơi đây", thì đổi thành : "Gia đình người anh hùng của nước Nga đang sống nơi đây". Theo tôi như vậy nó hơi cục bộ quá, vì khi đó chống phát xít là Liên Xô chứ không riêng gì nước Nga, hơn nữa sau khi giải phóng những người chiến sĩ có nhiều chiến công nhận danh hiệu anh hùng Liên Xô, chứ không phải anh hùng của nước Nga. Mong các bạn lưu ý cho điểm này.
theo tôi nên dịch là "Gia đình người anh hùng Xô Viết ...


Còn "друзья-однополчане" dịch là "bạn chiến đấu" như mọi người đã dịch, theo tôi là được. "однополчане" là cụm từ bền vững trong tiếng Nga, nó nói đến tất cả những người bạn cùng chiến hào không nhất thiết là Trung đoàn hay Binh đoàn...
 

Daobac42

Thành viên thường
Về lời bài hát .....
Xin chú ý mấy chi tiết sau:
- 4 câu cuối của đoạn thứ nhất ngụ ý rằng : vào thời khắc hoàng hôn an nhàn, tôi đi đi, lại lại dọc bìa làng trước những chiếc cổng gỗ thông còn tươi mới (xin chú ý động từ idti là đt không hoàn thành, không định hướng nên không nên hiểu là tôi trở về), trong lòng thầm ngóng-đợi, may ra có ngọn gió lành nào đưa người lính mà tôi từng quen biết đến với làng tôi chăng. Với ngữ cảnh đó, tôi nghĩ nên hiểu là giờ này anh ở đâu (cách hiểu này cũng khớp với hoàn cảnh đã thôi thúc nhạc sĩ sáng tác nên bài hát).
-
Còn chuyện Đêm hè về... Mà Trọng Tấn hát, tôi nghĩ là cũng được, nên hiểu là nhóm trạng ngữ nhắc nhớ lại những đêm ngắn tháng 5 mỗi khi trở lại đều gợi nhớ tới thời điểm chiến tranh đã kết thúc, những người lính được trở về, và nhân vật chính của bài hát này lại nhớ đến các bạn chiến đấu, không hiểu là giờ này các anh ấy ở đâu. Cứ như thế, ......., sẽ lặp lại nội dung của bài hát, hằng năm.
- Odnopoltrane,
theo từ điển của Ojegov có nghĩa là những người cùng trung đoàn, tôi nhất trí với ý kiến của bạn.
(
Bạn viết thân mến: Tôi là một người cao tuổi (75 t) yêu tiếng Nga, nên rất thích thú được trao đổi với các bạn như thế này. Tôi gõ những dòng này bằng Ipad, nên khó tìm được bộ chữ cái thích hợp, bạn thông cảm nhé! ).
- Ngoài ra, trong buổi biểu diễn mà bạn nhắc tới ấy, tôi thấy có 2 Nhà văn, Nhà báo trẻ đưa vài thông tin về địa lý chưa chính xác. Đó là, một bạn giải thích là muốn đến được thảo nguyên, phải đi 5 000km về Xiberi....., không cần đi xa thế đâu, chỉ đi từ Moscova về phía nam mấy trăm km là tới vùng Kharcov, Rostov, ....., đó là Thảo nguyên chính cống rồi mà; người khác lại nói là hoạ sĩ trang trí sân khấu đưa ra những đám lá khô to, cho rằng ở ô n đ ớ i làm gì có lá to...., tôi xin phép đính chính là có đấy, chẳng hạn cây phong (klion), cây du, cây sồi, và v.v...
Xin chào các bạn nhé! Nếu còn dịp, tôi xin đ ư ợ c tham gia cho vui.
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Trong chiến tranh chống phát xít Đức, hồng quân Liên xô không những chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu của mình mà còn giải phóng nhiều nước châu Âu khỏi nạn diệt chủng của chủ nghĩa phát xít. Sau chiến thắng phát xít ngày 9 tháng 5 năm 1945, nhiều nước có dựng tượng đài chiến sĩ Xô Viết vô danh, tỏ lòng biết ơn những người chiến sĩ chiến đấu cho hòa bình của các dân tộc bị phát xít xâm chiếm. Tuy nhiên sau khoảng vào những năm 1980 tôi đã nghe tin nhiều nước như Ba lan, Hungaria đã đập phá tượng chiến sĩ Xô Viết vô danh và những năm gần đây ngay cả tại thủ đô Vilnhus của một cộng hòa Litva thuộc Liên Xô cũ người ta cũng di dời nghĩa trang ra xa thành phố. Đúng là những bọn vô ơn bội nghĩa. Xin giới thiệu với các bạn bài hát nói về tượng đài của chiến sĩ Xô viết tại Bungaria với tên gọi “Aliosha” do ca sĩ ZARYAtrình bày. Bài hát này cũng được biểu diễn trong chương trình “Bài ca chiến thắng” vừa qua.




АЛЕША – ALIOSHA“ЗАРА”
Музыка Э. Колмановского - Слова К. Ваншенкина.

Белеет ли в поле пороша
Пороша пороша
Белеет ли в поле пороша
Иль гулкие ливни шумят
Стоит над горою Алеша
Алеша Алеша
Стоит над горою Алеша
В Болгарии русский солдат
Dẫu cánh đồng tuyết đang phủ trắng
Bột tuyết trắng, bột tuyết trắng
Dẫu cánh đồng tuyết đang phủ trắng
Hay những cơn mưa rào dội ồn ào
Đứng trên đồi cao Aliosha
Aliosha Aliosha
Đứng trên đồi cao Aliosha
Người lính Nga trên đất Bungaria
И сердцу по-прежнему горько
По-прежнему горько
И сердцу по-прежнему горько
Что после свинцовой пурги
Из камня его гимнастерка
Его гимнастерка
Из камня его гимнастерка
Из камня его сапоги
Và tráitimcòncay đắngnhư thuởtrước
Vẫncay đắngnhư thuởtrước
Và tráitimcòncay đắngnhư thuởtrước
Sautrậnbão đạncủaquânthù
Áotrậncủaanh đượclàmbằng đá
Áotrậncủaanh
Áotrậncủaanh đượclàmbằng đá
Ủngcủaanhcũnglàmbằng đá
Немало под страшною ношей
Под страшною ношей
Немало под страшною ношей
Легло безымянных парней
Но то что вот этот - Алеша
Алеша Алеша
Но то что вот этот - Алеша
Известно Болгарии всей
Nàocó ítdướigánhnặngkinhhồn
Dướigánhnặngkinhhồn
Nàocó ítdướigánhnặngkinhhồn
Đè lênnhữngchàngtraivô danh
Nhưng đó là điềugì -
AlioshaAlioshaAliosha
Nhưng đó là điềugì – Aliosha
CảBungaria đềubiếtrõ
К долинам покоем объятым
Покоем объятым
К долинам покоем объятым
Ему не сойти с высоты
Цветов он не дарит девчатам
Девчатам девчатам
Цветов он не дарит девчатам
Они ему дарят цветы
Anhkhông đượcrờikhỏi đỉnh đồi
Tớinhữngthunglũngbìnhyênbaoquanh
Bìnhyênbaoquanh
Tớinhữngthunglũngbìnhyênbaoquanh
Anhkhôngtặnghoachocáccô thiếunữ
Chocáccô thiếunữ
Anhkhôngtặnghoachocáccô thiếunữ
Mà họtặnghoalạichoanh
Привычный как солнце и ветер
Как солнце и ветер
Привычный как солнце и ветер
Как в небе вечернем звезда
Стоит он над городом этим
Над городом этим
Стоит он над городом этим
Вот так и стоял он всегда
Белеет ли в поле пороша
Пороша пороша
Thânthuộcnhư mặttrờivà gió
Như mặttrờivà gió
Thânthuộcnhư mặttrờivà gió
Như ngôisaogiữabầutrời đêm
Anh đang đứngtrênthànhphốnày
Trênthànhphốnày
Anh đang đứngtrênthànhphốnày
Như anhvẫn đứng đâymãimãi
Dẫucánh đồngtuyết đangphủtrắng
Bộttuyếttrắng, bộttuyếttrắng
Белеет ли в поле пороша
Иль гулкие ливни шумят
Стоит над горою Алеша
Алеша Алеша
Стоит над горою Алеша
В Болгарии русский солдат
В Болгарии русский солдат
В Болгарии русский солдат
Dẫucánh đồngtuyết đangphủtrắng
Haynhữngcơnmưaràodộiồn ào
Đứngtrên đồicao
AlioshaAlioshaAliosha
Đứngtrên đồicaoAliosha
NgườilínhNgatrên đấtBungaria
NgườilínhNgatrên đấtBungaria
NgườilínhNgatrên đấtBungaria
[TBODY] [/TBODY]
Tp. HồChí Minh 02.11.2011
MinhNguyệtdịch.
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Xin giới thiệu với các bạn bài viết của bạn Dubravka, trong trang web, giai điệunga.com:
Bài hát có tên là “Ngọn lửa vĩnh hằng” (Вечный огонь), hay còn được gọi và được biết đến nhiều hơn theo câu đầu tiên của bài, là “Những anh hùng của một thời quá khứ” (От героев былых времен). Đây chính là một bài hát trong bộ phim “Những sỹ quan” (Офицеры), do hãng phim truyện Goorky (Киностудия им.М.Горького) của Liên xô sản xuất năm 1971.
Sơ lược nội dung của phim:
Kết cấu chuyện phim diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài, từ đầu những năm 1920 đến cuối những năm 1960.
Trung tâm bộ phim miêu tả cuộc đời và số phận binh nghiệp của Alekxey Trofimov (Алексей Трофимов) cùng với vợ của ông là Liuba (Люба) và người bạn thân Ivan Varavva (Иван Варавва).
Câu chuyện trong phim kể lại cách mà những người sỹ quan Hồng quân trân trọng tình đồng đội chiến đấu trải qua cuộc nội chiến khốc liệt và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Họ đã từ chiến sỹ lên tới cấp tướng, trung thành với lý tưởng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc…
Đến kết cuộc bộ phim, thế hệ thứ ba của gia đình Trofimov cũng lại tiếp bước cha ông mình…


Dubravka dịch.
Khi sang Việt nam, bài hát này có tên "Bạn thân yêu ơi giờ đã nơi nào" và có một đoạn ca từ, sưu tầm từ đầu những năm 1970, như sau:

Bạn thân yêu ơi giờ đã nơi nào,
Mà chân bước đi lòng vẫn nao nao.
Đường ra biên cương xưa thắm máu hồng,
Cỏ non xanh xanh giờ vờn theo gió...

Ngàn nhớ thương vẫn ghi mãi trong hồn,
Người em yêu xin chớ vội u buồn.
Tình yêu hiến cho Tổ quốc, thôi thúc ta giữ vững quê hương,
Dẫu hy sinh không sờn...



Có một bản "Việt nam hóa" tên là "Chàng Trai Khó Tính" do ca sỹ Long Nhật trình bày:
CHÀNG TRAI KHÓ TÍNH
Nhạc Nga - Lời Việt Xuân Anh":

Người yêu ơi giờ sắp xa rồi.
Chân bước đi lòng vẫn chưa yên.
Đường biên cương rợp áng mây hồng
Cỏ non xanh vờn bay trong gió.

Ngày ra đi hẹn sẽ quay về,
Người yêu ơi xin vẹn giữ câu thề.
Đừng quen ai dù trai hay gái,
Đừng đi với ai ngoài anh em nhé.

Đừng trao thư hoặc nắm tay người
Và đừng nhìn chung một ánh trăng ngời.
Đừng say mê lời ca đắm đuối,
Đừng tha thiết nghe nhạc khúc u buồn.

Bạn thân ơi mình sắp xa rồi,
Chân bước đi lòng thấy nao nao.
Đường biên cương chờ đón bao người,
Là thân trai ngại chi sương gió.

Bạn thân ơi hãy nhớ lấy lời
Người yêu tôi bạn đừng ngó hay cười.
Đừng sang chơi nhà khi tôi vắng.
Đừng đưa nón che, dù trời mưa hay nắng.

Đừng khen chê màu mắt nhung huyền,
Cùng mọi người thân xin bạn nhắc cho rằng:
Đừng ai yêu người con gái ấy,
Vì đó chính là người tôi yêu rồi...

 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
1. «Священная война» trong bài thơ Василия Лебедева của tác giả Кумача, nhạc Александра Александрова

Bài hát này, cũng được biết đến với tên gọi từ những câu hát đầu: “Hãy đứng dậy, đất nước tuyệt vời!” “Cuộc chiến vĩ đại” đã trở thành bài ca bảo vệ đất nước khỏi quân xâm lược Đức Quốc xã. Bài thơ Лебедева-Кумача đã được công bố vào cuối tháng 6 năm 1941. Nhạc sĩ Александров gần như ngay lập tức đã phổ nhạc cho bài hát. “Cuộc chiến tranh vĩ đại”được biểu diễn lần đầu tiên ngày 26 Tháng Sáu năm 1941 tại nhà ga xe lửa ở Belarus, bởi nhóm Red Song and Dance Ensemble. Bài hát đã trở nên phổ biến rộng rãi và được phát sóng trên đài phát thanh mỗi ngày trên toàn Xô Viết.
2. «В лесу прифронтовом» trong bài thơ Михаила Исаковского, phổ nhạc Матвея Блантера
Bài hát ra đời năm 1943, được trình bày bởi ca sĩ Georgy Vinogradov. Исаковский cũng là tác giả của những bài hát nổi tiếng khác như «Катюша» (1938), «Снова замерло все до рассвета..» (1946), «Ой, цветет калина» (1950).
3. «Жди меня» từ bài thơ của Константина Симонова и nhạc: Матвея Блантера
Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1941 năm và ban đầu không có ý định để xuất bản. Dù vậy, nó xuất hiện vào tháng 1 năm 1942 trong tờ báo “Sự thật”. Trong cùng năm đó, bài thơ đã được phổ nhạc bởi nhạc sĩ Xô Matvei Blanter. “Жди Меня” được thể hiện bởi nhiều ca sĩ như Eduard Khil, Georgy Vinogradov, Dmitri Hvorostovsky.
4. «Вечер на рейде» на слова поэта Александра Чуркина и музыку Василия Соловьева-Седого

Với bài hát này, cũng như “Song of Vengeance” và “Play, accordion của tôi ..” hai nhà soạn nhạc Soloviev-Gray đã nhận giải thưởng Stalin năm 1943.
5. «Темная ночь» на слова Владимира Агатова и музыку Никиты Богословского
Bài hát này được viết vào năm 1943 cho bộ phim “Hai người lính” Leonid Lukov. Nhân vật chính của bộ phim Arkady Dzyubin (do Mark Bernes) đã hát bài hát với cây đàn guitar vào ban đêm trong hầm trú ẩn. Bài hát được nhân dân Liên Xô cũ rất yêu chuộng, và thường được biễu diễn trong các tiết mục của buổi biểu diễn âm nhạc tại lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 09 Tháng Năm hằng năm.
6. «Соловьи» на слова Алексея Фатьянова и музыку Василия Соловьева-Седого
Bài thơ Фатьянов được viết vào đoạn cuối của cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1944, mặc dù bản thảo hoàn thành năm 1942.
7. «Ты ждешь, Лизавета» на слова Евгения Долматовского и музыку Никиты Богословского

Bài thơ của nhà thơ Dolmatovski được xuất bản vào năm 1942. Các bài hát được trình diễn trong bộ phim “Alexander Parkhomenko” của Leonid Lukov. Trong bức ảnh này, bài hát đã được trình bài bởi nhân vật chính Alexander Khvylya.
8. «В землянке» на стихи Алексея Суркова и музыку Константина Листова
Bài thơ được nhà báo quân đội và nhà thơ Alexei Surkov viết vào mùa thu năm 1941. Sau khi công bố các bài hát trong tờ báo “Komsomolskaya Pravda”, nó được phổ biến rộng rãi trong những người lính, nó thực hiện nhiều nhóm nhạc khác nhau.
9. «Заветный камень» на стихи поэта Александра Жарова и музыку композитора Бориса Мокроусова
Bài hát được viết vào năm 1944, nói về những sự kiện đã diễn ra trong chiến trường thực tế. Sau khi chiến đấu với Đức quốc xã để bảo vệ Sevastopol, thuyền của họ bị trôi dạt trên biển, trong đó bốn người lính. Một trong số họ đã bị thương nặng. Ông đưa cho các đồng chí của mình đá granite mà ông đã lấy trên bờ biển Sevastopol, để họ đã đưa nó trở lại thành phố anh hùng Sevastopol.
10. «Случайный вальс» на стихи Евгения Долматовского и музыку Марка Фрадкина
Bài thơ được Dolmatovsky nhà thơ viết vào năm 1942, khi xem các binh sĩ và y tá thư giãn ở tiền tuyến. Những câu thơ phản ánh nỗi buồn trong các lần gặp gỡ hiếm hoi, nỗi nhớ nhà và khát khao về một cuộc sống yên bình. Sau trận Stalingrad nhà thơ đã làm quen với nhạc sĩ Fradkin và họ cùng nhau thu âm ca khúc.
Nguồn: gubkin.edu.vn/nhung-bai-hat-ve-chien-tranh-hay-nhat-thoi-xo-viet-nhac-nga/
 
Top