Ca khúc mừng Ngày Chiến Thắng 09-05

vinhtq

Quản lý chung
Помощник


Xin giới thiệu đôi lời về bộ phim “БАЛЛАДАОСОЛДАТЕ”"Ballad of a Soldier" do xưởng phim Mosfilm sản xuất năm 1959 là một bộ phim đề tài chiến tranh của Điện ảnh Xô Viết do Grigori Chukhrai đạo diễn. Bộ phim là một trong số ít các phim Liên Xô nổi tiếng ở nước ngoài. Phim lấy bối cảnh chiến tranh thế giới thứ II với nhân vật chính là chàng lính trẻ Alyosha và chặng đường về nhà thăm mẹ của anh. Trên đường đi anh đã gặp và tiếp xúc với nhiều người, nhiều cảnh ngộ trong chiến tranh. Mặc dù có đề tài chiến tranh nhưng các cảnh chiến tranh trong phim không nhiều, thay vào đó là những góc quay tuyệt đẹp và mối tình lãng mạn giữa Alyosha và cô gái Shura nảy nở ngay trong chiến tranh. Bộ phim đã giành được nhiều đề cử và giải thưởng trong các LHP danh tiếng trong đó có giải BAFTA năm 1961, giải đặc biệt (Special Jury prize) của LHP Cannes năm 1960 và các đề cử giải Oscar cho Kịch bản hay nhất và đề cử giải Cành cọ vàng cho phim hay nhất.
Khi tham gia bộ phim cả 2 diễn viên chính là Vladimir Ivashov và Zhanna Prokhorenko đều mới chỉ 19 tuổi, bằng tuổi với nhân vật của họ trong phim, và không có nhiều kinh nghiệm diễn xuất. Sau này Grigori Chukhrai có nói về sự lựa chọn của ông: "Đúng là rất mạo hiểm khi lựa chọn 2 diễn viên thiếu kinh nghiệm vào vai chính, nhưng sự mạo hiểm đó đã không làm tôi hối hận. Vladimir và Zhanna đã mang lại một gam màu quý giá cho bộ phim, tình yêu và lòng nhiệt tình của tuổi trẻ."

“БАЛЛАДАОСОЛДАТЕ”"Ballad of a Soldier" rất khác với các bộ phim chiến tranh của Liên Xô, không mang nặng tính chất tuyên truyền, nhưng bộ phim vẫn giữ nguyên vẹn tinh thần Liên Xô trong nó, với cách thức làm phim đậm chất điện ảnh Xô viết với các đột phá trong góc quay. Bộ phim được cả các nhà phê bình phim của Mỹ (vốn không ưa thích phim Châu Âu) ca ngợi là một bộ phim kinh điển và được tờ New York Times đưa lên thành một biểu tượng điện ảnh.

БАЛЛАДА О СОЛДАТЕ – BÀI CA NGƯỜI LÍNH“ЭДУАРД ХИЛЬ”Музыка: В.Соловьев-Седой - Слова: М.Матусовский


Полем, вдоль берега крутого,
Мимо хат,
В серой шинели рядового
Шел солдат.
Шел солдат, преград не зная
Шел солдат, друзей теряя,
Часто, бывало,
Шел без привала,
Шел вперед солдат.


Trên cánh đồng, dọc theo bờ dốc đứng,
Gần những ngôi nhà,
Trong áo khoác xám của người binh nhì
Có người lính đang bước đi.
Người lính bước đi chẳng hề biết trở ngại
Người lính bước đi, thất lạc bạn bè,
Chuyện vẫn thường xẩy ra như thế,
Người lính bước đi không dừng chân,
Người lính đang tiến về phía trước.

Шел он ночами грозовыми
В дождь и град
Песню с друзьями фронтовыми
Пел солдат.
Пел солдат, глотая слезы,
Пел про русские березы,
Про кари очи,
Про дом свой отчий,
Пел в пути солдат

Anh đi qua những đêm giông tố
Trong những trận mưa và mưa đá
Người lính hát vang.
Bài ca cùng đồng đội ngoài mặt trận
Người lính hát, nuốt những giọt lệ rơi,
Hát về những cây bạch dương của nước Nga,
Về những đôi mắt huyền,
Về ngôi nhà thân yêu của mình,
Người lính hát trên đường

Словно прирос к плечу солдата
Автомат-
Всюду врагов своих заклятых
Бил солдат
Бил солдат их под Смоленском,
Бил солдат в поселке энском,
Пуль не считая,
Глаз не смыкая,
Бил врагов солдат.

Dường như bám vào vai người lính
Một khẩu tiểu liên -
Người lính đánh
Kẻ thù khốn kiếp của mình ở khắp nơi
Người lính đánh chúng tại Smolensk
Người lính đánh trong làng Enski
Đạn không đếm
Mắt không nhắm,
Người lính giết lũ giặc.


Полем, вдоль берега крутого
Мимо хат
В серой шинели рядового
Шел солдат
Шел солдат, слуга Отчизны,
Шел солдат во имя жизни,
Землю спасая,
Мир защищая,
Шел вперед солдат!

Trên cánh đồng, dọc theo bờ dốc đứng,
Gần những ngôi nhà,
Trong áo khoác xám của người binh nhì
Có người lính đang bước đi.
Người lính đang đi, là đầy tớ của Tổ quốc,
Người lính đang đi chính vì cuộc sống,
Cứu nguy trái đất,
Bảo vệ hòa bình,
Người lính tiến về phía trước!



Tp. Hồ Chí Minh 22.12.2010
Minh Nguyệt dịch



 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Bài thơ Đợi anh về của nhà thơ Nga K.Simonovđược phổ biến rất rộng rãi ở Việt Nam, nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nó được chép trong rất nhiều các sổ tay thơ của cả một thế hệ thanh niên thời đó & có tác động rất lớn trong hệ tư tưởng. Nhờ nó mà biết bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam có thêm động lực, vượt qua bao gian khó hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình để chờ đợi người chồng, người yêu trở về trong ngày chiến thắng.


ЖДИ МЕНЯ -ĐỢI ANH VỀ
Константин Симонов


Жди меня, и я вернусь.
Только очень жди,
Жди, когда наводят грусть
Желтые дожди,
Жди, когда снега метут,
Жди, когда жара,
Жди, когда других не ждут,
Позабыв вчера.
Жди, когда из дальних мест
Писем не придет,
Жди, когда уж надоест
Всем, кто вместе ждет.

Жди меня, и я вернусь,
Не желай добра
Всем, кто знает наизусть,
Что забыть пора.
Пусть поверят сын и мать
В то, что нет меня,
Пусть друзья устанут ждать,
Сядут у огня,
Выпьют горькое вино
На помин души...
Жди. И с ними заодно
Выпить не спеши.

Жди меня, и я вернусь,
Всем смертям назло.
Кто не ждал меня, тот пусть
Скажет: - Повезло.
Не понять, не ждавшим им,
Как среди огня
Ожиданием своим
Ты спасла меня.
Как я выжил, будем знать
Только мы с тобой,-
Просто ты умела ждать,
Как никто другой.
1941
ĐỢI ANH VỀ
Và đây là bản dịch của nhà thơ Tố Hữu.

Em đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có dài lê thê
Em ơi em cứ đợi.


Dù tuyết rơi gió nổi
Dù nắng cháy em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi anh về em nhé !


Tin anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi người về
Thì em ơi cứ đợi !


Em ơi em cứ đợi
Dù ai nhớ thương ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong anh trở lại
Dù bạn viếng hồn anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì em ơi mặc bạn
Đợi anh hoài em nghe
Tin rằng anh sắp về !


Đợi anh anh lại về
Trông chết cười ngạo nghễ
Ai ngày xưa rơi lệ
Hẳn cho sự tình cờ


Nào có biết bao giờ
Bởi vì em ước vọng
Bởi vì em trông ngóng
Tan giặc bước đường quê
Anh của em lại về.


Vì sao anh chẳng chết?
Nào bao giờ ai biết
Có gì đâu em ơi
Chỉ vì không ai người
Biết như em chờ đợi.

-----------------------
Đợi anh về, em nhé !
Konxtantin Ximônôp
( 1915-1979 )


Đợi anh, anh sẽ về,
Đợi anh hoài em nhé,
Dù nỗi buồn lặng lẽ,
Tái tê bởi chờ mong,
Dù những cơn mưa ròng,
Dù những ngày tuyết nổi,
Dù nắng kia dữ dội,
Đợi anh, anh sẽ về!


Dù người khác cười chê,
Quên đi, chờ với đợi!
Ai đó chờ không nổi,
Đợi anh, em cứ chờ!


Cho dù không có thơ,
Từ xa xôi thăm thẳm,
Tin tức như trống vắng,
Đợi anh, em cứ chờ!
Ai chán tự bao giờ,
Cảnh đợi chờ vô vọng,
Đừng nghe, đừng chúc tụng,
Những kẻ đã quên chờ!


Còn mẹ già, con thơ,
Cứ tưởng anh đã chết.
Chỉ mình em, em biết,
Đợi anh, anh sẽ về!


Đợi anh, ngày lê thê,
Cùng bạn bè thân thuộc,
Họ không còn tin được,
Có ngày anh trở về.
Mệt mỏi và nặng nề,
Họ ngồi bên đống lửa,
Uống rượu cay tưởng nhớ,
Một linh hồn ra đi…
Họ đâu có biết gì,
Anh sẽ về chắc chắn,
Chén rượu cay còn đắng,
Từ từ cạn đi em!


Mọi cái chết kề bên,
Bị rủa nguyền- phép lạ,
Lìa bỏ anh vội vã.
Ngạo nghễ anh trở về.


Ai đã từng cười chê,
Sẽ nói mình may mắn.
Họ đâu tin cho lắm,
Cái ngày anh trở về.


Bên lửa hồng ngồi kề,
Em biết chờ , biết đợi.
Bằng niềm tin dữ dội,
Em đã cứu được anh,
Anh thoát hiểm, hồi sinh…


Sẽ chỉ hai đứa mình,
Hiểu ra điều đơn giản.
Chỉ mình em không nản,
Chỉ mình em không nguôi.
Không một ai là người,
Biết như em chờ đợi.
 

langle59

Quản lý cấp 1
Thành viên BQT
Модератор
Bài hát có tên là “Ngọn lửa vĩnh hằng” (Вечный огонь), hay còn được gọi và được biết đến nhiều hơn theo câu đầu tiên của bài, là “Những anh hùng của một thời quá khứ” (От героев былых времен). Đây chính là một bài hát trong bộ phim “Những sỹ quan” (Офицеры), do hãng phim truyện Goorky (Киностудия им.М.Горького) của Liên xô sản xuất năm 1971.
Sơ lược nội dung của phim:
Kết cấu chuyện phim diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài, từ đầu những năm 1920 đến cuối những năm 1960.
Trung tâm bộ phim miêu tả cuộc đời và số phận binh nghiệp của Alekxey Trofimov (Алексей Трофимов) cùng với vợ của ông là Liuba (Люба) và người bạn thân Ivan Varavva (Иван Варавва).
Câu chuyện trong phim kể lại cách mà những người sỹ quan Hồng quân trân trọng tình đồng đội chiến đấu trải qua cuộc nội chiến khốc liệt và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Họ đã từ chiến sỹ lên tới cấp tướng, trung thành với lý tưởng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc…
Đến kết cuộc bộ phim, thế hệ thứ ba của gia đình Trofimov cũng lại tiếp bước cha ông mình…




ВЕЧНЫЙ ОГОНЬ – NGỌN LỬA VĨNH HẰNG
Музыка: Р. Хозак - Слова: Е. Агранович
От героев былых времен
Не осталось порой имен.
Те, кто приняли смертный бой,
Стали просто землей и травой...

Только грозная доблесть их
Поселилась в сердцах живых.
Этот вечный огонь, нам завещан и одним,
Мы в груди храним.

Погляди на моих бойцов -
Целый свет помнит их в лицо.
Вот застыл батальон в строю...
Снова старых друзей узнаю.

Хоть им нет двадцати пяти,
Трудный путь им пришлось пройти.
Это те, кто в штыки поднимался как один,
Те, кто брал Берлин!

Нет в России семьи такой,
Где не памятен был свой герой.
И глаза молодых солдат
С фотографий увядших глядят...

Этот взгляд, словно высший суд,
Для ребят, что сейчас растут.
И мальчишкам нельзя ни солгать, ни обмануть,
Ни с пути свернуть!

NGỌN LỬA VĨNH HẰNG


Những anh hùng của một thời quá khứ
Cả họ tên cũng chẳng giữ lại đây.
Họ dấn thân vào chiến trường rực lửa,
Rồi hóa mình thành đất bụi, cỏ cây…

Chỉ để lại vầng hào quang chói lọi
Lưu giữa lòng người sống sót trở về.
Chỉ ngọn lửa vĩnh hằng luôn chiếu rọi,
Trong tim ta ủ ấm mãi lời thề.

Hãy nhìn xem kìa bao nhiêu chiến sỹ -
Khuôn mặt ngời bên ánh lửa vẹn nguyên.
Như đội hình đã sẵn sàng vũ khí…
Tựa bạn ta xưa tráng chí triền miên.

Thuở hai mươi tuổi thanh xuân tươi tốt,
Vượt chặng đường gian khổ với niềm tin.
Xốc lưỡi lê cả hàng người như một,
Băng băng về phía trước đoạt Berlin!

Cả nước Nga bao gia đình tưởng nhớ
Người thân yêu đã ngã bởi đất này.
Với đôi mắt dịu dàng trên ảnh cũ
Họ vẫn dõi nhìn lớp trẻ hôm nay…

Những ánh mắt như những lời nhắc gọi
Thế hệ tương lai tiếp nối vươn cao.
Những thanh niên không thể nào lừa dối,
Không thể nào lạc lối bởi gian lao.Dubravka dịch.

Khi sang Việt nam, bài hát này có tên "Bạn thân yêu ơi giờ đã nơi nào" và có một đoạn ca từ, sưu tầm từ đầu những năm 1970, như sau:

Bạn thân yêu ơi giờ đã nơi nào,
Mà chân bước đi lòng vẫn nao nao.
Đường ra biên cương xưa thắm máu hồng,
Cỏ non xanh xanh giờ vờn theo gió...

Ngàn nhớ thương vẫn ghi mãi trong hồn,
Người em yêu xin chớ vội u buồn.
Tình yêu hiến cho Tổ quốc, thôi thúc ta giữ vững quê hương,
Dẫu hy sinh không sờn...


Có một bản "Việt nam hóa" tên là "Chàng Trai Khó Tính" do ca sỹ Long Nhật trình bày:
CHÀNG TRAI KHÓ TÍNH
Nhạc Nga - Lời Việt Xuân Anh":
Người yêu ơi giờ sắp xa rồi.
Chân bước đi lòng vẫn chưa yên.
Đường biên cương rợp áng mây hồng
Cỏ non xanh vờn bay trong gió.

Ngày ra đi hẹn sẽ quay về,
Người yêu ơi xin vẹn giữ câu thề.
Đừng quen ai dù trai hay gái,
Đừng đi với ai ngoài anh em nhé.

Đừng trao thư hoặc nắm tay người
Và đừng nhìn chung một ánh trăng ngời.
Đừng say mê lời ca đắm đuối,
Đừng tha thiết nghe nhạc khúc u buồn.

Bạn thân ơi mình sắp xa rồi,
Chân bước đi lòng thấy nao nao.
Đường biên cương chờ đón bao người,
Là thân trai ngại chi sương gió.

Bạn thân ơi hãy nhớ lấy lời
Người yêu tôi bạn đừng ngó hay cười.
Đừng sang chơi nhà khi tôi vắng.
Đừng đưa nón che, dù trời mưa hay nắng.

Đừng khen chê màu mắt nhung huyền,
Cùng mọi người thân xin bạn nhắc cho rằng:
Đừng ai yêu người con gái ấy,
Vì đó chính là người tôi yêu rồi...

 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
ПРОЩАНИЕ – CUỘC CHIA TAY


Xin giới thiệu với các bạn bài hát có tên là “ПРОЩАНИЕ – CUỘC CHIATAY”, hay còn gọi là “Прощальная Комсомольская” “Khúc hát chia tay của đoàn thanh niên”. Đây là bài hát được viết vào thời kỳ nội chiến ở Nga, các nam nữ thanh niên theo lời hiệu triệu của lãnh tụ Bonsevic đã lên đường chiến đấu chống quân bạch vệ. Khi chia tay nhau lên đường, họ chúc nhau những điều tốt đẹp nhất và hò hẹn với nhau tới ngày chiến thắng trở về quê hương.


ПРОЩАНИЕ – CUỘC CHIA TAY
Музыка: Дм. Покрасс - Слова: М. Исаковский (х/ф Офицеры)

Дан приказ: ему - на запад,
Ей - в другую сторону...
Уходили комсомольцы
На гражданскую войну.

Nhậnlệnhchàng đivềphíaTây,
Cònnàng- thì lạivềhướngkhác
Những đoànviênthanhniênra đi
Đểthamgiavàocuộcnộichiến.

Уходили, расставались,
Покидая тихий край.
"Ты мне что-нибудь, родная,
На прощанье пожелай".

Họra đi, rồichiataynhau,
Bỏlạicảmiềnquê thanhbình.
“Hỡiemyêuhãychúcchoanhnhé,
Điềugì đó trướclúcchiatay”.

И родная отвечала:
"Я желаю всей душой, —
Если смерти, то - мгновенной,
Если раны - небольшой.

Và bạngáithânyêutrảlời:
“Emchúcanhvớicảtấmlòng,
-Nếucó chếtthì đếnngaytứckhắc,
Nếubịthươngthì chỉbị nhẹthôi.

А всего сильней желаю
Я тебе, товарищ мой,
Чтоб со скорою победой
Возвратился ты домой".

Và chúcanhluônđượcmạnhkhỏe
Hỡingười đồngchí củaem ơi,
Để mau chónggiành đượcchiếnthắng
Anhlạitrởvềvớiquê hương”.

Он пожал подруге руку,
Глянул в девичье лицо:
"А еще тебя прошу я —
Напиши мне письмецо".

Chàngnắmchặttayngườibạngái,
Và ngướcnhìngươngmặttrẻtrung:
“Anhcònmuốnyêucầuemnữa-
Viếtchoanhvài dòng nhé ngheem”.

"Но куда же напишу я?
Как я твой узнаю путь?" —
"Все равно, - сказал он тихо,
Напиши... куда-нибудь!"

“Nhưngembiếtgửithư đi đâu?
Emlàmsaobiết đườnganh đi?”-
“Chàngkhẽnói- Dẫu saocũngđược,
Hãygửivềnơinào đó ngheem!”.

Дан приказ: ему - на запад,
Ей - в другую сторону...
Уходили комсомольцы
На гражданскую воину.

Nhậnlệnhchàng đivềphíaTây,
Cònnàng- thì lạivềhướngkhác
Những đoànviênthanhniênra đi
Đểthamgiavàocuộcnộichiến.

TP. Hồ Chí Minh 12.08.2012
Minh Nguyệt dịch.
 
Top